Nối chân Mỹ, Brazil rút khỏi hiệp ước quốc tế về người nhập cư

08:40 09/01/2019

Brazil đã rút khỏi một hiệp ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về đối phó với vấn đề di cư và tị nạn đang ngày một gia tăng và phức tạp, gia nhập cùng với Mỹ và ngày càng nhiều nước “quay lưng” với thỏa thuận này, hãng tin Reuters đưa tin.

Người tị nạn Venezuela cắm trại tại một gầm cầu ở miền Đông nước này. Ảnh Reuters.

Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araujo cho biết hồi tháng trước, khi ông tuyên thệ nhậm chức, rằng ông có ý định rút khỏi hiệp ước này.

Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao giấu tên của Brazil cho biết Brazil đã chính thức rời bỏ hiệp ước này. Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kỳ một thông báo chính thức nào và Bộ Ngoại giao Brazil cũng chưa có bình luận gì.

Ông Araujo hồi tháng trước có cho biết rằng hiệp ước quốc tế này là một “công cụ không phù hợp” trong việc giải quyết vấn dề di cư, và rằng các nước nên có những quyết sách và chính sách của riêng mình.

Với kỷ lục 21,3 triệu người tị nạn trên toàn cầu, LHQ đã bắt đầu thảo luận và tiến hành một thỏa thuận không ràng buộc sau khi hơn 1 triệu người di cư đến châu Âu vào năm 2015, nhiều người trong số họ chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria và nghèo đói ở châu Phi.

Hiệp ước này, giải quyết các vấn đề như làm thế nào bảo vệ người di cư, vấn đề hòa nhập tại cộng đồng mới hoặc đưa họ trở về nhà, đã bị chỉ trích bởi hầu hết các chính trị gia cánh hữu ở châu Âu, những người cho biết rằng hiệp ước này đang góp phần làm gia tăng việc nhập cư mất kiểm soát.

Tất cả 193 thành viên của LHQ, từ Mỹ, đồng ý với những “câu chữ” của hiệp ước này, tuy nhiên, chỉ có 164 nước, trong đó có Brazil, chính thức phê chuẩn.

Ông Araujo cho biết Brazil vẫn tiếp tục tiếp nhận dòng người tị nạn từ nước láng giềng Venezuela.  

Duy Tiến

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文