Nord Stream 2 là lựa chọn tốt nhất cho châu Âu
- Nổ đường ống dẫn khí đốt, 8 người thiệt mạng
- Nga với chiến lược châu Âu qua những tuyến ống dẫn khí đốt
- Nga điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí đốt tại Moskva
Trong khi đó, nhà điều hành Dự án Nord Stream 2, ông Jens Lange gọi sự kiện này là “giai đoạn quan trọng trong tổ hợp phê duyệt dự án”.
Trả lời phỏng vấn Hãng Sputnik ngày 1-2, Giáo sư Ivan Kapitonov nêu rõ: “Chúng ta đang được chứng kiến một số quốc gia tương đối mới của Liên minh châu Âu (EU), như Ba Lan, phản đối những dự án năng lượng do Nga thực hiện. Trong khi đó, nhiều thành viên “gạo cội” của EU thì lại đưa ra những quyết định phù hợp hơn và họ đang hướng về phía Nga. Điều này chúng ta có thể thấy ở Đức qua việc chính phủ nước này mới cho phép xây dựng đường ống dẫn khí của Dự án Nord Stream 2 trong vùng lãnh hải của họ”.
Tuy nhiên, Giáo sư Kapitonov lưu ý, các cuộc thảo luận liên quan đến việc thực hiện dự án này sẽ được tiếp tục trong tương lai.
“Cung cấp khí tới biên giới Đức không phải là nhiệm vụ duy nhất, mà còn cần vận chuyển khí qua lãnh thổ của họ. Cơ sở hạ tầng vẫn chưa được xây dựng và điều này sẽ là chủ để chính của các cuộc thảo luận trong tương lai. Nhiều khả năng là việc này sẽ diễn ra chậm hơn so với kế hoạch ban đầu”, vị chuyên gia cho biết thêm.
Chính phủ Đức đã cho phép xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối từ Nga tới Đức. |
Trong khi đó, Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Ukraine, ông Alexei Grivach cho rằng, Đức bảo vệ Nord Stream 2 là do lợi ích riêng của Berlin.
“Nước Đức trước hết bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Bởi vì dự án này được xây dựng trên thực tế là tăng sự an toàn năng lượng của Đức trong trung và dài hạn. Và không chỉ cho Đức mà còn toàn bộ EU. Ngoài ra, dự án tạo ra các cơ sở bổ sung, đầu tư phát triển hạ tầng đã có sẵn trên thị trường châu Âu, tăng tính linh hoạt của nó và nói chung là đóng góp vào sự phát triển của thị trường khí đốt EU”, ông Alexei Grivach nói.
Theo ông, vào thời điểm này, rất khó có thể nói ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh chấp này — Ủy ban châu Âu (EC) hay Berlin. “Nghiêng về phía EC là các nước như Ba Lan hay Litva, vốn đang chính trị hóa dự án này và phản đối việc EU - Nga tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Còn đối với Đức, Berlin coi Nord Stream 2 là một công cụ quan trọng cho sự phát triển đối với toàn thể EU. Và tất nhiên, người Đức có khả năng kéo về phía mình những nước khác - những người hiểu được rằng, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào là động lực quan trọng, an ninh năng lượng và sự phát triển kinh tế của EU”, ông Grivach giải thích.
Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Ukraine nhấn mạnh, châu Âu cần một thị trường khí đốt cạnh tranh, cần một nguồn cung cấp năng lượng an toàn được thực hiện trong dài hạn và Nord Stream 2 là dự án duy nhất đáp ứng được những nhu cầu này.
Hồi đầu tháng 11-2017, châu Âu đã đưa ra đề xuất mới về việc tăng thêm các yêu cầu dựa trên đề xuất mở rộng đối với các dự án đường ống dẫn khí đốt vào châu Âu từ bên thứ ba, bao gồm cả Nord Stream-2.
Theo các quy tắc mới, tất cả các đường ống dẫn khí đốt chính vào lãnh thổ EU sẽ phải tuân thủ các quy tắc của 28 quốc gia về tính minh bạch, khả năng tiếp cận và hiệu quả.
Berlin ngay lập tức đã lên tiếng phản đối đề xuất trên của EC, khẳng định cơ sở để đưa ra các sửa đổi của EC về chỉ thị khí đốt có liên quan đến dự án Nord Stream 2 là quá mơ hồ, đồng thời cho rằng các sửa đổi này có thể mang lại cho EC sự độc quyền điều chỉnh thị trường nhiên liệu.
Theo các luật sư Đức, EC đã không đưa ra được “những lập luận dễ hiểu cho thấy những thay đổi được đề nghị có thể góp phần vào các mục tiêu của Liên minh Năng lượng”.
Về phía Nga, Moscow chỉ ra rằng, Mỹ đang sợ cạnh tranh công bằng với Nga trong lĩnh vực năng lượng và điều này được thể hiện rõ nhất bằng việc Washington tìm mọi cách ngăn cản việc thực hiện dự án Nord Stream 2.
Điện Kremlin nói rằng, Mỹ rõ ràng buộc các nước châu Âu phải từ bỏ Nord Stream 2, mặc dù thực tế các chuyến hàng khí tới Đức qua đường ống này có thể ngắn hơn là đi qua Ukraine khoảng 2.000km và chi phí vận chuyển có thể giảm đi một nửa. Theo Moscow, việc lựa chọn Nord Stream 2 là lựa chọn tốt nhất cho châu Âu.
Nord Stream 2 là dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang các nước ở Trung và Bắc Âu thông qua biển Baltic mà không phải dùng đến tuyến đường ống đi qua lãnh thổ Ukraine, Ba Lan và Belarus hiện nay. Dự án này với số vốn đầu tư 9,5 tỷ euro đã được ký kết hồi đầu năm 2017.
Gazprom dự kiến là cổ đông lớn nhất với 50% vốn trong khi các đối tác còn lại gồm có các công ty Pháp Engie, hai công ty Đức Uniper (ex-EON) và Wintershall (BASF), công ty OMV của Áo và liên doanh Anh-Hà Lan Shell, sẽ cùng đóng góp phần còn lại.