Nữ phi công đầu tiên của Hải quân Ấn Độ

16:06 03/12/2019
Hải quân Ấn Độ đã chào đón nữ phi công đầu tiên với hình ảnh Trung úy Shivangi điều khiển một chiếc máy bay, đánh dấu một cột mốc quan trọng của lực lượng vũ trang đất nước Nam Á.

Trung úy Shivangi, 24 tuổi đã chính thức được tham gia các hoạt động hải quân sau buổi lễ ngày 2-12. "Thật tuyệt vời, đây là một trách nhiệm lớn đối với tất cả chúng tôi và tôi biết rằng mình phải làm tốt", Shivangi nói với CNN.

    Shivangi đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản vào năm 2018 tại Học viện Hải quân Ấn Độ và được đưa đến Kochi, ở bang Kerala, phía tây nam Ấn Độ, để huấn luyện với phi đội không quân hải quân Ấn Độ, INAS 550.

    Trung úy Shivangi vừa chính thức trở thành nữ phi công hải quân đầu tiên của Ấn Độ. (Ảnh: CNN)

    Cho đến năm 1992, lực lượng hải quân Ấn Độ chỉ cho phép phụ nữ phục vụ trong các dịch vụ y tế. Shivangi sẽ được giao nhiệm vụ lái máy bay Dornier , được hải quân sử dụng để vận chuyển và trinh sát hàng hải, cất cánh và hạ cánh trên bờ, thay vì từ một hàng không mẫu hạm. 

    Trung tá Sridhar Warrier, sĩ quan phụ trách quan hệ báo chí quốc phòng của hải quân, cho biết, Shivangi sẽ lái máy bay hỗ trợ tuần tra một vùng lớn trên biển và cung cấp thông tin cho tàu trên biển về các hoạt động đáng ngờ hoặc đáng quan tâm xảy ra.

    Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Hải quân nước này có vị trí cho 735 phi công, với khoảng 644 người hiện đang thực hiện nghiệp vụ. Hơn 200 máy bay tạo thành đội không quân hải quân, bao gồm máy bay chiến đấu MIG 29-K, máy bay giám sát hàng hải Boeing P-8I, một số lớp máy bay trực thăng và máy bay trinh sát. 

    Ước mơ trở thành phi công

    Shivangi, người lớn lên ở thành phố Muzaffarpur, thuộc bang miền đông Bihar, Ấn Độ, cho biết cô muốn trở thành phi công từ khi còn là một đứa trẻ. "Khi 10 tuổi, tôi đã cùng ông tôi đi xem những người đàn ông lái máy bay trực thăng. Điều đó khiến tôi vô cùng thích thú và bắt đầu ước mơ lái được một thứ gì đó bay lượn trên bầu trời giống như vậy", Shivangi chia sẻ.

    Sau khi hoàn thành bằng kỹ sư cơ khí tại Đại học Công nghệ Sikkim Manipal, Shivangi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn tại Viện Công nghệ Quốc gia Malaviya ở Jaipur. Chính tại đây, những sĩ quan hải quân đã đến tuyển dụng và đã khiến cô quyết định theo đuổi sự nghiệp hải quân kể từ đó. “Họ đã cho tôi thấy khía cạnh khác của cuộc sống trong hải quân, điều đó là động lực thúc đẩy tôi theo đuổi ước mơ của mình".

    Trung úy Shivangi cho biết đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phi đội hải quân. (Ảnh: CNN)

    Shivangi cho biết việc huấn luyện không dễ dàng nhưng cô đã nhận được sự hỗ trợ từ phi đội hải quân ở Kochi. "Mọi người rất ủng hộ, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là người phụ nữ duy nhất ở đây. Nhờ có phi đội cùng những người hướng dẫn đã giúp tôi có được ngày hôm nay", cô nói.

    Không phải là nữ phi công đầu tiên

    Tuy vậy, Shivangi không phải là phi công phụ nữ đầu tiên gia nhập lực lượng vũ trang của Ấn Độ.

    Năm 2016, Không quân Ấn Độ lần đầu tiên có phi công nữ nhập ngũ và vào tháng 5-2019, Trung úy Bhawana Kanth đã trở thành nữ phi công đầu tiên đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trên máy bay chiến đấu.

    Ngoài ra còn có hai phụ nữ khác sẽ trở thành phi công hải quân vào ngày 21-12 tới. Hiện tại, Shivangi và hai người này sẽ lái máy bay vận tải chứ không phục vụ trên tàu

    "Hải quân chưa sẵn sàng để có thể đưa các phụ nữ lên tàu vì nó đòi hỏi một số thay đổi cơ sở hạ tầng đối với thiết kế tàu và điều đó cần có thời gian. Khi các con tàu sẵn sàng, chúng tôi có thể sẽ đón nhận một số nữ quân nhân ở các lĩnh vực khác", Trung tá Warrier nói.

    Hải quân Ấn Độ đã chấp nhận phụ nữ vào hàng ngũ của mình trong nhiều thập kỷ trong lĩnh vực y tế. Kể từ tháng 7-1992, phụ nữ đã có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau bao gồm kiểm soát không lưu, giáo dục và đào tạo, trong ngành khí tượng, luật, hậu cần và trong các đơn vị quan sát viên.

    Cao Trung (Theo CNN)

    Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

    Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

    Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

    Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

    Ngày 9/5, thông tin Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, UBND tỉnh sẽ bố trí một phần vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá sử dụng cơ sở tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 cho biết rằng ông hy vọng sẽ có các cuộc đàm phán thực chất giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại vào cuối tuần này và dự đoán rằng mức thuế 145% của Mỹ đối với Trung Quốc có khả năng sẽ giảm xuống.

    ©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
    ®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.