Sinh viên bắt giữ hiệu trưởng để phản đối sáp nhập trường

11:26 09/06/2021
Cảnh sát Trung Quốc cho biết vừa trấn áp cuộc biểu tình trong khuôn viên một trường đại học tại Nam Kinh hôm 8/6, sau khi hàng ngàn sinh viên bắt giữ hiệu trưởng trường làm con tin để phản đối kế hoạch sáp nhập trường.


Hàng nghìn sinh viên chưa tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Trung Bắc, thuộc Đại học Sư phạm Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã bày tỏ phẫn nộ trước kế hoạch sáp nhập trường này với một trường cao đẳng nghề, vì lo ngại điều này sẽ làm giảm giá trị bằng cấp của họ khi họ chuẩn bị ra trường và đối mặt với thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc.

Đám đông sinh viên biểu tình tại khuôn viên trường Cao đẳng Trung Bắc, thuộc Đại học Sư phạm Nam Kinh hôm 7/6. (Ảnh chụp màn hình từ Youtube)

Các sinh viên đã bắt giữ hiệu trưởng trong khuôn viên trường hơn 30 giờ kể từ hôm 6/6, cảnh sát địa phương cho biết trong một thông báo.

Theo cảnh sát, các cán bộ nhân viên của trường đã bị bao vây bởi một số sinh viên quá khích. Để giữ gìn trật tự khuôn viên trường, lực lượng an ninh đã thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để đưa người bị mắc kẹt ra ngoài và những người bị thương đến bệnh viện để điều trị. Theo lời một sinh viên có mặt tại hiện trường, khoảng 400 cảnh sát đã giải tán khoảng 3.000 sinh viên.

Giới chức Sở Giáo dục tỉnh Giang Tô đã tạm hoãn kế hoạch sáp nhập vào tối 8/6. Trước đó, Sở Giáo dục Giang Tô đã công bố kế hoạch sáp nhập này vào tháng 3 vừa qua, nói rằng họ đang tuân thủ chỉ thị của Bộ Giáo dục Trung Quốc để chuyển các trường cao đẳng tư thục thành trường dạy nghề. Ở Trung Quốc, những sinh viên trường nghề được cho coi là "kém uy tín hơn" so với các trường đại học khác.

Năm trường trong diện chuyển đổi đã ban hành các tuyên bố riêng biệt trong những ngày gần đây để khẳng định với sinh viên rằng họ vẫn sẽ nhận được bằng tốt nghiệp đại học như bình thường.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có 9 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay và đây là một con số cao kỷ lục. Số sinh viên này sẽ phải đối mặt với một thị trường việc làm với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Cao Trung (Theo AFP)

Ngày 29/5, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tổ chức Hội nghị “điểm” Sơ kết công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về công tác bảo đảm ANTT trong xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy.

Nằm trong chương trình phối hợp công tác tuyên truyền giữa Công an tỉnh Yên Bái và Cục Truyền thông CAND, Bộ Công an, ngày 29/5, đoàn phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng CAND vừa có chuyến nghiên cứu thực tế tại Yên Bái. Đoàn do Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND làm trưởng đoàn.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức đánh giá, Luật Căn cước vô cùng tiến bộ khi đưa ra 1 chế định là cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đồng thời đề nghị Điều 19, Điều 23 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam cần bổ sung đối tượng này, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an rà soát cụ thể.

Sau hai ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, chiều 29/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương). Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lộc An 11 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Ngày 13/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) và 10 bị cáo liên quan trong vụ án “Chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2”. Trong đơn, bị cáo Trần Tùng và các bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.