Quốc tế phản ứng trái chiều với thỏa thuận hòa bình Israel - Morocco

15:54 11/12/2020
Quyết định của Morocco bình thường hóa quan hệ với Israel trong một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên toàn cầu.
Thỏa thuận hòa bình Israel - Morocco do Mỹ "môi giới". Ảnh Getty Images. 

Ngày 10/12, Morocco trở thành quốc gia Arab thứ tư kể từ tháng 8 đạt được thỏa thuận nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel, sau Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain và Sudan.

Theo một phần của thỏa thuận, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý công nhận chủ quyền của Morocco đối với Tây Sahara, nơi đã có tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ giữa Morocco với Mặt trận Polisario do Algeria hậu thuẫn.

Phía Palestine đã chỉ trích các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ này, nói rằng các nước Arab đã kéo lùi sự nghiệp hòa bình bằng cách từ bỏ yêu cầu lâu nay rằng Israel phải nhường đất cho nhà nước Palestine trước khi nước này được công nhận.

Bassam al-Salhi, một thành viên của Ủy ban điều hành của Tổ chức Giải phóng Palestine, đã lên án thỏa thuận này. “Bất kỳ sự rút lui nào của người Arab khỏi Sáng kiến ​​Hòa bình Arab 2002, quy định rằng việc bình thường hóa chỉ diễn ra sau khi Israel chấm dứt việc chiếm đóng các vùng đất của người Palestine và Arab, là không thể chấp nhận được và làm tăng lòng hiếu chiến của Israel và từ chối các quyền của người dân Palestine”, ông al-Salhi nhấn mạnh.

Tại Gaza, phát ngôn viên của Hamas, Hazem Qassem cho rằng đây là “một tội lỗi và nó không phục vụ người dân Palestine”. “Sự chiếm đóng của Israel sử dụng mọi biện pháp bình thường hóa mới để tăng cường gây hấn với người dân Palestine và tăng cường mở rộng lãnh thổ”.

Trong khi đó, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, quốc gia có một hiệp ước hòa bình với Israel từ năm 1979, hoan nghênh thông báo này. Ông El-Sisi ca ngợi thỏa thuận này là “bước quan trọng hướng tới sự ổn định hơn và hợp tác khu vực” ở Trung Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya hoan nghênh thông báo này nhưng phản đối việc ông Trump công nhận Tây Sahara là một phần lãnh thổ của Morocco.

“Chúng tôi hoan nghênh việc bình thường hóa quan hệ giữa Morocco và Israel vì chúng tôi đã hoan nghênh từng bước bình thường hóa đã diễn ra trong những tuần gần đây”, bà Laya nói.

“Về hòa bình giữa người Israel và người Palestine, đó vẫn là một vấn đề cần giải quyết. Và vấn đề về Tây Sahara vẫn phải được xem xét. Trong cả hai vấn đề, quan điểm của Tây Ban Nha rất rõ ràng về việc các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) cần được xem xét như một cách để giải quyết”, Ngoại trưởng Tây Ban Nha nói thêm.

Tây Ban Nha là nước từng chiếm đóng ở Tây Sahara cho đến năm 1975 trước khi quốc gia này giao lại quyền kiểm soát hành chính cho Morocco và Mauritania quản lý chung.

Sau thông báo, LHQ cho biết lập trường của họ “không thay đổi” đối với khu vực tranh chấp Tây Sahara.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tin rằng “giải pháp cho vấn đề vẫn có thể được tìm ra dựa trên các nghị quyết của Hội đồng Bảo an”, người phát ngôn của ông Guterres cho biết.

Thông điệp của người đứng đầu LHQ đối với hai bên “là tránh bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng”.

Duy Tiến (Theo Al Jazeera)

Thủ tướng chỉ đạo kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt, các bộ ngành, địa phương phải thực hiện sắp xếp, điều hòa các cơ sở nhà, đất, bảo đảm trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; hoàn thành trong thời hạn 3 tháng.

Những kết quả từ việc khai quật, khảo cổ học thu được tại Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) thời gian qua đã minh chứng tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này. Đây là nguồn tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa cao, góp phần tìm hiểu kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử và là cơ sở để phục vụ các dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành Nhà Hồ trong tương lai.

Chiều tối 20/5, Sở Y tế Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra công ty liên quan đến hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành. Đây là công ty trực tiếp sản xuất sản phẩm dầu gội, kem chống nắng, sau đó giao cho doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối ra thị trường và ca sĩ này đã tham gia quảng cáo, giới thiệu về chất lượng sản phẩm…

Theo tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội, ngày 30/5, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân). Phiên tòa phúc thẩm diễn ra dưới sự điều hành của Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Thái Duy Nhiệm.

Tiếp tục thực hiệu hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, chỉ trong vòng 20 giờ, các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ số lượng lớn heroin.

Chính quyền Kiev đang có cơ hội cuối cùng để duy trì một hình thức nhà nước nào đó sau khi cuộc xung đột ở Ukraine chắc chắn đi đến hồi kết, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, đồng thời kêu gọi Kiev tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình.

Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ huy, điều hành, đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.

Chiều 20/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Chiến Thắng (SN 1974, trú TP Hải Phòng), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam (trụ sở xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) do liên quan đến vụ một cổ đông của công ty bị chém trọng thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.