Sợ bị điều tra, Trump sa thải công tố viên nổi tiếng chống tham nhũng

14:07 12/03/2017

Một công tố viên liên bang nổi tiếng ở thành phố New York đã bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải sau khi từ chối từ chức theo lệnh của Bộ trưởng Tư phán Jeff Sessions.

Lệnh của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đưa ra hôm 11-3 yêu cầu tất cả các công tố viên được bổ nhiệm dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama phải rời văn phòng, trong đó có Preet Bharara, một công tố viên liên bang Manhattan nổi tiếng với chiến dịch chống tham nhũng.

Ông Preet Bharara đã viết trên trang Twitter cá nhân của mình: “Tôi không từ chức. Tôi vừa bị sa thải cách đây vài phút. Được làm công tố viên ở khu vực Nam New York sẽ mãi là niềm vinh dự lớn nhất trong sự nghiệp của tôi”.

Công tố viên  Preet Bharara (Ảnh: AP)

Mặc dù các công tố viên thường bị sa thải khi bắt đầu chính quyền mới, quyết định sa thải Bharara đã gây kinh ngạc vì ông từng gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái.

Khi đó, ông Donald Trump đã yêu cầu Bharara tiếp tục làm công tố viên hàng đầu ở Manhattan và ông chấp nhận lời đề nghị đó.

Cũng trong thời gian đó, Bộ trưởng Tư pháp Sessions kêu gọi Bharara tiếp tục duy trì vị trí công tác như trích dẫn của báo chí Mỹ.

Một số tờ báo cho biết công tố viên New York từ chối từ chức và tuyên bố sẽ kiện Bộ trưởng Tư pháp Session về quyết định sa thải.

Bharara đã xây dựng được uy tín ở thành phố New York sau khi phanh phui bế bối tham nhũng của nhiều ngân hàng lớn và Phố Wall.

Đáng chú ý là trước khi lệnh sa thải được đưa ra, một số tổ chức phi chính phủ có cơ sở ở Mỹ, bao gồm Tổ chức Công dân sống có trách nhiệm và đạo đức (CREW), Dân chủ Thế kỷ 21 và Trung tâm Chiến dịch Pháp lý (CLC) đã gửi một lá thư đến Baharara, yêu cầu ông điều tra mối quan hệ của Tổng thống Donald Trump với một số chính phủ nước ngoài.

Bức thư cũng kêu gọi công tố viên Bharara điều tra liệu Donald Trump có nhận “tiền lót tay” hoặc lợi ích khác từ một số chính phủ nước ngoài thông lợi ích kinh doanh của ông.

Phạm Trúc

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文