Số người chết do thảm họa kép vượt quá 1.500, Indonesia ngừng giám định thi thể

09:53 05/10/2018
Đối mặt với con số nạn nhân tử vong tăng lên quá cao, chính quyền đảo Sulawesi đã quyết định ngừng việc giám định danh tính và buộc phải chuyển các thi thể thẳng đến những khu mộ tập thể.

Tính đến tối ngày 4-10 (giờ địa phương), số người tử vong trong thảm họa động đất và sóng thần xảy ra ngày 28-9 tại đảo Sulawesi, Indonesia đã tăng lên 1.558 người, Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNBP) trong một thông báo đăng tải trên Twitter cho biết.

Trong khi các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được tiếp tục, BNBP cho biết có ít nhất 113 người khác vẫn còn mất tích, với số người phải di tản sau trận động đất 7,5 độ richter và sóng thần nay đã lên tới 70.821 người, Mainichi đưa tin.

Hình ảnh sức tàn phá của thảm họa kép động đất sóng thần tại đảo Sulawesi nhìn từ trên cao. Nguồn: The Guardian

Palu, thủ phủ của tỉnh Sulawesi và thị trấn ven biển Donggala gần đó là hai trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hầu hết các trường hợp tử vong đều được tìm thấy ở đây.

Một nhóm chuyên gia giám định danh tính nạn nhân thảm họa đã làm việc không mệt mỏi trong suốt 6 ngày qua để cố gắng xác định danh tính của hơn 700 thi thể, bao gồm việc lấy dấu vân tay, răng và qua các dấu hiệu đặc biệt như sẹo hoặc hình xăm. 

Thế nhưng, vào ngày 4-10 vừa qua, toàn bộ quá trình này buộc phải dừng lại, sau khi số người chết đã tăng lên quá nhanh. Một tấm bảng được dựng lên bên ngoài lối vào khu giám định thông báo từ giờ tất cả các thi thể được tìm thấy sẽ được chuyển trực tiếp tới khu mộ tập thể.

Theo The Guardian, nhóm giám định bao gồm 72 chuyên gia pháp y và y khoa đến từ khắp Indonesia đã xác định được 218 nạn nhân. Những người không thể tìm được danh tính sẽ được chôn trong một ngôi mộ tập thể ở Paboya, trên những ngọn đồi tại Palu. Tiến sĩ Lisa Cancer, người đứng đầu nhóm giám định cho biết các thi thể phải được xử lý trong vòng vài ngày vì lý do sức khỏe.

Thi thể các nạn nhân được đưa thẳng đến những khu mộ tập thể. Ảnh: The Guardian

Sau gần 1 tuần kể từ khi thảm họa xảy ra tại Sulawesi, cơ quan chức năng quyết định tập trung vào công tác hỗ trợ các nạn nhân đã được giải cứu hơn là tiếp tục với quá trình pháp lý đầy khó khăn và tốn kém, The Guardian cho biết.

Tại làng Balaroa, các đội tìm kiếm và cứu hộ đang di chuyển thận trọng trên những đống đổ nát. Hasbin Basri, một quan chức của Balaroa cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng ít nhiều có thể có 2.000 người đã thiệt mạng tại đây".

Còn tại Petobo, ngôi làng bị ảnh hưởng bởi trận động đất với nền đất bị hóa lỏng, lực lượng cứu hộ lo sợ rằng có thể có tới hàng trăm người nữa đã thiệt mạng.

Trận động đất mạnh 7,5 độ ritcher xảy ra ngày 28-9 kéo theo sóng thần cao 6m đã gây nên những hậu quả kinh hoàng cho hòn đảo Sulewasi của Indonesia. 

Theo người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho trong số 113 nạn nhân mất tích có một người Hàn Quốc. Ngoài ra, hơn 2.500 người bị thương nặng và hơn 70.000 người phải bỏ nhà cửa do thảm họa trên, trong đó phần lớn là tại Palu và thị trấn ven biển Donggala gần đó.

Trong khi đó, kết quả thống kê sơ bộ do Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Indonesia (LAPAN), Viện Công nghệ Bandung và các thành viên nhóm Công nghệ Châu Á-Thái Lan tính toán thông qua các hình ảnh vệ tinh, cho thấy các trận động đất và sóng thần ở Trung Sulawesi đã phá hủy ít nhất 5.146 tòa nhà. 

Liên Hợp Quốc cho biết hơn 200.000 người cần cứu trợ khẩn cấp  trong đó có hàng chục nghìn trẻ em. Liên Hợp Quốc cũng đã công bố gói viện trợ 15 triệu USD để hỗ trợ khu vực thảm họa Indonesia.

Lam Ninh

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文