Sri Lanka có tân Tổng thống

20:27 17/11/2019
Với 52,25% số phiếu ủng hộ, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Gotabaya Rajapaksa chính thức trở thành Tổng thống thứ 7 của Sri Lanka.

Kết quả trên được Ủy ban bầu cử Sri Lanka thông báo vào ngày 17-11 sau cuộc bầu cử diễn ra trước đó một ngày. Đối thủ chính của ông Rajapaksa là ông Sajith Premadasa - Bộ trưởng Nhà ở đương nhiệm và là ứng cử viên của đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) cầm quyền - giành được 41,99% số phiếu ủng hộ.

Ông Gotabaya Rajapaksa vui mừng sau khi nhận tin chiến thắng trong cuộc đua bầu cử Tổng thống Sri Lanka. (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Premadasa chấp nhận thất bại và gửi lời chúc mừng đến đối thủ. Ông Premadasa cũng tuyên bố từ chức Phó Chủ tịch UNP và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa sẽ tuyên thệ nhậm chức tại một ngôi chùa Phật giáo cổ đại vào ngày 18-11. 

Bộ trưởng tài chính Mangala Samaraweera và hai bộ trưởng khác đã tuyên bố từ chức ngay sau thất bại của ứng cử viên đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử. 

Cuộc bầu cử tổng thống Sri Lanka năm 2019 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 18 năm. Một trong những thách thức mà tổng thống Gotabaya Rajapaksa sẽ phải đối mặt đó là giải quyết các khoản nợ nước ngoài, hiện chiếm khoảng 45% GDP của quốc gia Nam Á này. Cùng với đó, vụ tấn công khủng bố trong dịp lễ Phục sinh tháng 4 vừa qua tại Sri Lanka đã khiến số lượng du khách giảm mạnh và ngành du lịch, vốn đóng góp 4,9% GDP, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhấn mạnh về các ưu tiên của mình trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Gotabaya Rajapaksa cho biết sẽ tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho đất nước và chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo tại quốc gia có đa số dân là người theo đạo Phật.

Những người ủng hộ tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ăn mừng tại thủ đô Colombo. (Ảnh: Reuters)

Ông Rajapaksa, 70 tuổi, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka khi người anh trai Mahinda Rajapaksa làm Tổng thống trong một thập niên (2005-2015). Ông Rajapaksa cùng anh trai đã phải đối mặt với cáo buộc vi phạm nhân quyền rộng rãi đối với thường dân trong giai đoạn cuối của cuộc chiến chống lại phe ly khai năm 2009, điều này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các đảng phái chính trị Tamil.

Cộng đồng Hồi giáo ở quốc gia Nam Á cũng lo sợ khi chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc như vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng đắc cử Tổng thống. 

Cao Trung (Theo Reuters)

Chiều 24/6, Đại tá Phạm Danh Mạnh, Trưởng Công an huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai).

Ngày 24/6, nguồn tin của phóng viên cho hay, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có Quyết định kiểm tra đối với tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến việc tuyển sinh sai đối tượng tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Trung học cơ sở (THCS) Mường Lát và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mường Lát.

Chiều 24/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đã kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố đối tượng Phạm Huỳnh Nhật Quốc (SN 1999, trú TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và tàng trữ trái phép chất ma túy”; Lê Thị Hoàng Dung (SN 1998, trú thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Phát hiện ông Q bị tử vong bất thường và được người nhà tổ chức khâm liệm trong đêm, lực lượng chức năng đã vào cuộc. Sau khi yêu cầu gia đình mở nắp quan tài để khám nghiệm tử thi, người vợ mới khai nhận đã dùng dao đâm 2 nhát vào ngực chồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文