Taliban tuyên bố vẫn tấn công chính phủ Afghanistan dù đạt thỏa thuận với Mỹ

15:59 26/08/2019

Phái đoàn đàm phán của Mỹ và Taliban đang thúc đẩy để kết thúc các cuộc đàm phán nhằm đảm bảo việc rút quân của các lực lượng nước ngoài khỏi Afghanistan, một số nguồn tin của Taliban cho thấy một hiệp ước không có nghĩa là cuộc chiến giữa Taliban và quân chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn.

Một sĩ quan an ninh của Afghanistan đứng bảo vệ gần nơi xảy ra vụ tấn công ở Jalalabad, Afghanistan. Ảnh Reuters. 

Các quan chức của Mỹ và đại diện của Taliban đã có nhiều cuộc đàm phán ở Qatar trong suốt năm vừa qua về một thỏa thuận tập trung vào việc rút quân của các lực lượng Mỹ cũng như chấm dứt cuộc chiến sa lầy 18 năm của Mỹ tại Afghanistan để đổi lại một đảm bảo từ phía Taliban rằng các nhóm phiến quân sẽ không “sinh sôi” trên đất Afghanistan.

Các nhà đàm phán Mỹ đã thúc ép Taliban đồng ý với cái gọi là các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan, nghĩa là với chính phủ Kabul và một lệnh ngừng bắn, tuy nhiên một lãnh đạo cấp cao của Taliban cho rằng điều đó sẽ không xảy ra.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến với chính phủ Afghanistan và giành chính quyền bằng vũ lực”, một chỉ huy của Taliban cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như khá thiếu kiên nhẫn trong việc đưa lực lượng Mỹ ra khỏi Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến kéo dài 18 năm được phát động sau sự kiện vụ tấn công 11-9-2001.

Tuy thế, vẫn có nhiều lo ngại rằng việc rút quân của Mỹ có thể khiến Afghanistan rơi vào một cuộc nội chiến mới với việc Taliban trở lại giành chính quyền và các nhóm phiến quân tiếp tục trỗi dậy từ đất Afghanistan.

Một số nguồn tin cho thấy một thỏa thuận có thể sẽ đạt được vào tuần này mà theo đó, lực lượng Mỹ sẽ ngừng tấn công Taliban và các nhóm chiến binh cũng sẽ ngừng chống đối quân đội Mỹ.

Tuy vậy, các quan chức Mỹ liên quan đến cuộc đàm phán này chưa có nhận định gì.

Đặc phái viên của Mỹ về hòa giải ở Afghanistan, Zalmay Khalilzad, đã thúc ép Taliban thực hiện cam kết đàm phán chia sẻ quyền lực với chính phủ và tuyên bố ngừng bắn.

Taliban đã từ chối đàm phán với chính phủ Afghanistan, tố cáo chính phủ là một con rối của Mỹ mặc dù họ đã cho biết có khả năng đàm phán sau khi thỏa thuận về việc Mỹ rút quân.

Hiện vẫn còn khoảng 14.000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan, có nhiệm vụ huấn luyện và tư vấn cho các lực lượng Afghanistan và tiến hành nhiều hoạt động chống lại phiến quân nổi dậy. Hơn 6.000 binh sĩ các thành viên NATO cũng đang ở Afghanistan.

Duy Tiến (Theo Reuters)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文