Thời điểm quan trọng để khu vực Mỹ Latin vượt qua COVID-19

07:37 04/08/2020
Chỉ chiếm 8% dân số thế giới, nhưng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 được ghi nhận tại khu vực Mỹ Latin lại chiếm 30% tổng số toàn cầu, thậm chí, các nhà lãnh đạo quốc gia tại đây cũng nhiễm bệnh, trong đó có Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hay quyền Tổng thống Bolivia Jeanine Anez.


Với số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 lần lượt là hơn 2,7 triệu và 94.000, Brazil hiện là nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai do đại dịch, chỉ sau Mỹ. Đáng chú ý, ít nhất 6 quan chức cấp cao trong chính phủ nước này cũng đã nhiễm bệnh. Số ca nhiễm mới tại Brazil vẫn không ngừng tăng lên. Bộ Y tế nước này ngày 3-8 công bố ghi nhận thêm hơn 25.000 ca nhiễm và 541 ca tử vong mới vì COVID-19 trong ngày 2/8.

Dịch COVID-19 cũng đã phơi bày nhiều điểm yếu chết người của hệ thống y tế Brazil, vốn được đánh giá cao hàng đầu khu vực. Báo cáo năm 2019 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho thấy Brazil là một trong những quốc gia đầu tư ít nhất vào y tế, với ngân sách y tế bình quân đầu người thấp hơn 30% so với mức trung bình của các nước phát triển và mới nổi. Brazil cũng chỉ dành 4% GDP cho sức khỏe cộng đồng, chưa bằng một nửa ở các quốc gia như Đức, Pháp và Anh.

Những tuần tới được cho là quan trọng để Mỹ Latin tìm ra lối thoát khỏi COVID-19. Ảnh minh họa Reuters.

Brazil cũng từng chấn động bởi nhiều vụ bê bối liên quan đến đại dịch, bao gồm các hợp đồng mua máy thở bị kê khống giá và những bệnh viện dã chiến không bao giờ được xây dựng, dù đã được cấp kinh phí.

Tuy nhiên, Brazil không phải quốc gia duy nhất trong khu vực bị tàn phá bởi đại dịch. Tại nhiều nơi, hàng dài người vẫn mòn mỏi đứng chờ bên ngoài bệnh viện, thiếu hụt nguồn lực vật tư và con người đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế khu vực.

Tại Cộng hòa Dominica, nơi mà giới chức khẳng định rằng hệ thống y tế vẫn trụ vững trong đại dịch, không ít người phải chờ đợi nhiều ngày liền mới được điều trị bệnh. Hàng chục quan chức tại Bolivia, trong đó có cả tổng thống lâm thời, đã dương tính với COVID-19. Nước này cũng tự phá kỷ lục số ca nhiễm mới trong ngày vừa mới được xác lập hồi tuần trước.

Peru, Argentina và Colombia đang căng mình chạy đua với thời gian để kiểm soát các ca nhiễm mới với những lệnh cách ly nghiêm ngặt hơn. Ngày 31/7, Mexico đã vượt qua Anh để trở thành quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ ba trên toàn cầu với hơn 47.700 ca, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.

Colombia ghi nhận một kỷ lục về số ca nhiễm theo ngày vào hôm 1/8 với hơn 10.600 ca, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên hơn 306.000. Mặc dù tại một số thành phố với tỷ lệ lây nhiễm không cao, một số hoạt động kinh tế đã phần nào được mở lại, Tổng thống Ivan Duque vẫn gia hạn áp dụng các biện pháp kiểm dịch cho đến hết tháng 8 này. Trong khi đó, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã gọi thủ đô Buenos Aires là “tâm điểm của vấn đề”, công bố hôm 31/7 rằng lệnh cách ly hiện nay sẽ được áp dụng ít nhất là đến ngày 16-8 bởi “virus đang lan truyền mạnh hơn”.

Tỷ lệ dương tính sau xét nghiệm tại Argentina tăng từ 22,4% lên hơn 26% chỉ trong hai tuần qua. Trong một thông điệp trên truyền hình hôm 31/7, Tổng thống Argentina đã đưa ra nhận định về một xu hướng đáng lo ngại tại nước này cũng như ở các quốc gia Mỹ Latin khác: “Trong tháng 5, chúng ta đã ghi nhận 375 trường hợp tử vong (liên quan đến COVID-19). Vào tháng 6, số người chết tăng lên 700. Chưa đầy một tháng sau, con số này tăng lên 1.500. Và 24 ngày sau đó, con số này lên tới 3.000. Điều đó có nghĩa là số người chết đã tăng gấp đôi cứ sau 24 ngày”.

Bộ trưởng Nhà ở, Xây dựng và Vệ sinh Peru, Carlos Lozada, phát biểu trên truyền hình cho biết, Hội đồng Bộ trưởng nước này đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm một tháng nữa, cho đến ngày 31-8. Ông Lozada cho biết quyết định này được đưa ra sau khi có báo cáo về sự gia tăng các ca nhiễm tại ít nhất bốn khu vực bao gồm cả thành phố Cusco, nơi tọa lạc di tích Machu Picchu, điểm thu hút khách du lịch lớn nhất của Peru.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ Latin hiện là “khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới” bởi đại dịch, Tiến sĩ Marcos Espinal, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Tổ chức Y tế Pan American (PAHO), cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng ta đang ở trong một tình huống rất nghiêm trọng. Vài tuần tới sẽ là khoảng thời gian quan trọng trong việc tìm ra cách làm thế nào chúng ta có thể ổn định được tình hình dịch bệnh”, Tiến sĩ Espinal nhấn mạnh. Một số nước thành công trong đầu dịch như Chile, giờ đây cũng đang phải nỗ lực gấp đôi do các yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình như điều kiện làm việc, tính cơ động và dân số rất dễ bị tổn thương.

Trong một báo cáo mới được công bố, Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về Mỹ Latin và vùng Caribbean cũng như Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo rằng “đại dịch đã trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội chưa từng có tiền lệ và nếu như không ngay lập tức tiến hành các biện pháp cần thiết, nó có thể biến thành một cuộc khủng hoảng lương thực, nhân đạo và chính trị”.

Các biện pháp ngăn chặn đại dịch, bao gồm giãn cách xã hội, sẽ dẫn đến sự sụt giảm 9% trong GDP của khu vực và tỷ lệ thất nghiệp lên đến 14%. Một vấn đề đáng quan ngại khác, đó là các cơ sở y tế trên toàn khu vực đang chịu áp lực quá nặng nề do số ca nhiễm và nhập viện do COVID-19 gia tăng, buộc phải dồn sức cho đại dịch mà gián đoạn nỗ lực ngăn chặn các bệnh không truyền nhiễm và mạn tính khác. Điều này dẫn đế hệ quả là sự gia tăng trong tỷ lệ tử vong nói chung, ngoài các ca tử vong liên quan đến COVID-19, báo cáo trên nhận định.

Gia Khoa

Sau gần 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”, con đường cao tốc nối Khánh Hòa và Buôn Ma Thuột đã dần thành hình. Trên công trường những ngày này, không khí thi công diễn ra hối hả, khẩn trương suốt ngày đêm…

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong những ngày qua đang nỗ lực lấp đầy nội các tương lai, đề cử một số nhân vật nổi tiếng với quan điểm cứng rắn về Trung Quốc vào chính quyền, những người có khả năng sẽ tiếp tục làm mối quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong thời gian tới.

Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện vẫn còn hiện tượng chặt chém, lôi kéo khách du lịch - một hành vi mà theo lời Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch và Công an thành phố, là “nhìn thì hết sức lịch sự nhưng lại đầy sức tàn nhẫn”…

Từng là những người mang trên mình án tích nên sau khi hoàn thành chấp hành án, trở lại địa phương, những người này rất cần sự động viên, hỗ trợ để vượt qua mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này không hề dễ dàng, không ít đối tượng vẫn “ngựa quen đường cũ”.

Hôm nay, các tỉnh thành tại miền Bắc nền nhiệt ban ngày được dự báo ở ngưỡng 29 - 32 độ C, trời nắng hanh khô tuy nhiên đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm. Trên biển Đông, bão số 8 được dự báo sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Chiếc xe BMW X3 đời 2016 được đưa ra đấu giá cách đây hơn 3 năm với giá bèo nhưng chỉ có 2 hồ sơ tham gia. Người trúng đấu giá là một người thân quen của ông chủ công ty được lựa chọn đấu giá. Đến nay, chủ sở hữu chính thức của chiếc xe sang này không ai khác chính là chủ nhân của công ty đã tổ chức đấu giá.

Chiều 13/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với Huỳnh Nhật Phương (SN 1982, ngụ quận Bình Thạnh) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện KSND thành phố phê chuẩn.

Mỹ sẽ chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền Bắc Ba Lan, khi Warsaw muốn trấn an người dân rằng NATO đảm bảo an ninh cho họ trong bối cảnh lo lắng sau chiến thắng bầu cử Tổng thống của ông Donald Trump.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文