227 người tử vong, Indonesia tiêu điều vì sóng thần

08:50 24/12/2018
Lực lượng cứu hộ đang tiếp tục đẩy nhanh công tác tìm kiếm các nạn nhân sau thảm họa sóng thần xảy ra tại Eo biển Sunda, Indonesia tối 22-12 khiến 227 người thiệt mạng, 1.189 người bị thương và 430 người vẫn đang mất tích, trong bối cảnh những rung chấn mới dưới lòng đất tiếp tục được phát hiện vào sáng 24-12.

Bộ Y tế Indonesia sáng 24-12 đã đưa ra những thống kê mới nhất về thiệt hại sau khi thảm họa sóng thần ập vào khu vực Eo biển Sunda 2 ngày trước đó. Theo đó, 227 người đã tử vong, trong khi 900 người bị thương nặng, 289 người bị các chấn thương nhẹ và 430 người khác hiện vẫn đang mất tích.

Pangdeglang là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 167 người thiệt mạng, 633 người bị thương nặng và khoảng gần 10.000 người phải di tản sau thảm họa. Những con số thương vong khác được ghi nhận tại hai khu vực Serang và South Lampung, Indonesia. 

Một em bé may mắn được lực lượng cứu hộ tìm thấy và giải cứu. Ảnh: Reuters
Người phụ nữ không kìm được nước mắt khi đọc danh sách những nạn nhân thiệt mạng sau thảm họa sóng thần. Ảnh: Reuters
Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân dưới những đống đổ nát. Ảnh: AP

The Guardian đưa tin, vào sáng sớm 24-12, các nhân viên cứu hộ đã có thể tiếp cận các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt sóng thần xảy ra tối 22-12. Trước đó, các tuyến giao thông hầu như bị đình trệ do các mảnh vỡ bị cuốn trôi chiếm lấn mặt đường, xe ô tô bị lật hay cây đổ chắn ngang đường đi.

Các lực lượng cứu hộ cùng với các tổ chức nhân đạo đang tiến hành tìm kiếm người mất tích, đồng thời hỗ trợ sơ tán và cấp cứu người bị thương, cung cấp các viện trợ y tế và nhân đạo cần thiết cho người dân địa phương nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Theo Cơ quan Địa vật lý, khí tượng học và khí hậu học Indonesia (BMKG), vụ sóng thần này xảy ra vào 21h30 ngày 22-12, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khu vực quanh Eo biển Sunda, gồm các bãi biển tại Pandeglang, Serang và South Lampung. 

Sóng thần được cho là  hình thành bởi sự phun trào của núi lửa Anak Krakatoa ngoài khơi Eo biển Sunda khoảng 30 phút trước đó, vốn gây ra một vụ sạt lở ngầm, cộng hưởng cùng với thủy triều dâng cao bất thường. Do tính chất khác biệt của trận sóng thần, giới chức đã gần như không thể kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm, vốn thường được sử dụng để cảnh báo sóng thần xảy ra sau các trận động đất.

Thi thể các nạn nhân được bọc trong những chiếc túi chờ xác nhận danh tính. Ảnh: Reuters
Khung cảnh tan hoang sau khi sóng thần đi qua Eo biển Sunda, Indonesia. Ảnh: Reuters
Núi lửa Anak Krakatoa ghi nhận sự phun trào mạnh trong những ngày qua. Ảnh: Reuters
Người dân địa phương đau xót khi biết tin người thân của mình đã tử nạn sau thảm họa kinh hoàng. Ảnh: AP

Eo biển Sunda (tiếng Indonesia: Selat Sunda) là một eo biển nằm giữa các đảo của Indonesia là Java và Sumatra. Anak Krakatoa là một trong số 127 núi lửa đang hoạt động tại Indonesia năm ngoài khơi Eo biển Sunda. Núi lửa này vốn hình thành từ đại dương khoảng nửa thế kỷ trước sau khi xảy ra vụ núi lửa Krakatoa phun trào hồi năm 1883.

Người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho ngày 24-12 tiếp tục đưa ra cảnh báo mới, theo đó hiện tượng phun trào tại khu vực núi lửa Anak Krakatoa xảy ra "gần như mỗi ngày" và sự phun trào hôm 22-12 vẫn ''chưa phải sự phun trào dữ dội nhất''. 

Ông cũng thừa nhận hệ thống cảnh báo sóng thần dưới nước tại Indonesia chưa được hoạt động hiệu quả từ năm 2012 do ngân sách hạn chế, các hành vi phá hoại và thiệt hại kỹ thuật, khiến cảnh báo sóng thần không thể hoạt động vào thời điểm này. Ông kêu gọi chính phủ thiết lập một hệ thống cảnh báo dành riêng cho sạt lở bởi núi lửa, ngọn nguồn của thảm họa sóng thần xảy ra tối 22-12 vừa qua. 

Trong khi những nỗ lực cứu hộ vẫn đang được đẩy nhanh, Cơ quan BMKG tiếp tục phát hiện những trận động đất nhỏ dưới đáy biển gần khu vực Tonga vào sáng sớm nay với cường độ 6.5 độ ritcher, tuy nhiên những dư chấn này không tác động mạnh tới khu vực xung quanh.

An Nhiên

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文