Thủy thủ tàu dầu Iran tố bị lính Anh ngược đãi, chĩa súng vào người

10:26 31/07/2019
Thủ thủy trên tàu MT Grace 1 chở theo dầu của Iran bị Anh bắt giữ hồi đầu tháng nói rằng họ sốc nặng và hoảng sợ vì bị lính Anh bắt quỳ và chĩa súng vào người.

Binh sĩ Anh lùng sục tàu MT Grace 1 sau vụ bắt giữ. Ảnh: Bloomberg

Thuyền trưởng mang quốc tịch Ấn Độ trên tàu MT Grace 1 chở 2 triệu thùng dầu của Iran bị Anh bắt giữ gần Eo biển Gibraltar hôm 4-7 ngày 30-7 nói với BBC rằng, họ đã bị lính Hải quân Hoàng gia Anh chĩa súng vào người, bắt quỳ trên sàn tàu và phớt lờ bất cứ lời nói nào của thủy thủ đoàn, Guardian đưa tin.

"Không có luật lệ nào như vậy vì 28 người chúng tôi không được trang bị vũ khí. Tôi bị sốc, mọi người cũng sốc nặng. Làm sao họ có thể lên tàu với vũ trang và sử dụng vũ lực như vậy. Lí do nào đây?", thuyền trưởng tàu MT Grace 1 nói.

Theo người đàn ông mang quốc tịch Ấn Độ, binh sĩ Anh đã lên tàu bằng máy bay trực thăng một cách nguy hiểm. Họ không thông báo gì ngoài việc nói rằng tất cả thủy thủ đã bị bắt giữ.

Ông này nhấn mạnh thủy thủ đoàn chỉ đang thực thi nhiệm vụ do công ty giao phó và đã nhận được trợ giúp từ phái đoàn ngoại giao của Ấn Độ trước khi được thả tự do.

Lời tường thuật này được cho là trái ngược hoàn toàn với biên bản từ lực lượng chấp pháp Gibraltar, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, rằng họ chỉ áp dụng "vũ lực tối thiểu" trong vụ bắt giữ.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh khẳng định vụ bắt giữ "đã được thực hiện theo đúng luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế" và "quân đội Anh đã thực hiện bắt giữ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn cao nhất".

Tàu MT Grace 1 bị Anh bắt với cáo buộc đang vận chuyển 2 triệu thùng dầu sang Syria, vi phạm lệnh trừng phạt chống Damascus của Liên minh châu Âu (EU). Iran bác cáo buộc và nói rằng con tàu đang trên đường đến ở Iraq. Các nguồn tin Trung Đông cũng nói rằng Syria không còn duy trì cảng biển nào đủ sức đón tàu cỡ lớn như MT Grace 1 vì ảnh hưởng của cuộc nội chiến kéo dài.

Vụ bắt giữ tàu MT Grace 1 khiến căng thẳng ở vùng Vịnh leo thang lên một nấc mới. Iran hôm 19-7 cũng bắt giữ một tàu dầu của Anh gần Eo biển Hormuz với cáo buộc đâm phải tàu cá Iran rồi tắt định vị và bỏ trốn. Tehran đề nghị Anh trao đổi 2 tàu bị bắt giữ để hạ nhiệt tình hình, song London từ chối.

Thiện Nhân

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文