Tin uống cồn diệt được COVID-19, hàng trăm người Iran tử vong

12:37 28/03/2020
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Iran, đã có gần 300 người thiệt mạng và khoảng hơn 1.000 người khác ngộ độc do uống rượu có chứa methanol. Họ đều tin rằng COVID-19 có thể bị tiêu diệt bằng cách uống chất cồn như thế này. 



Đứng bên cạnh một bệnh nhân mới chỉ 5 tuổi đang được đặt nội khí quản, một nhân viên chăm sóc sức khỏe Iran trong bộ đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, cầu xin người dân nước này chỉ một điều: Hãy ngừng việc uống chất cồn để diệt COVID-19.

Cậu bé 5 tuổi, giờ đã bị mù sau khi được bố mẹ cho uống methanol độc hại với niềm tin rằng có thể bảo vệ con họ khỏi virus SARS-CoV-2, là một trong hàng trăm bệnh nhân tại Iran lâm bệnh vì cồn, chứ không phải vì COVID-19.

Lực lượng chức năng Iran phun xịt khuẩn trên đường phố. Ảnh: NY Times

Truyền thông Iran cho biết, gần 300 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người ngộ độc cho đến nay do uống rượu cấm có chứa methanol để chống COVID-19. Một bác sĩ Iran hôm 27/3 tiết lộ với AP rằng, tình hình đang trở nên tệ hơn, khi thực tế số người tử vong có thể lên tới gần 500, cùng khoảng 2.850 người nhập viện.

Các vụ ngộ độc cồn xảy ra sau khi những luồng thông tin giả được lan truyền khắp cả nước về cách điều trị COVID-19, trong bối cảnh đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của 2.378 người Iran và khiến 32.332 người lây nhiễm. 

"Các quốc gia khác chỉ có một vấn đề duy nhất, đó là đại dịch COVID-19. Nhưng chúng tôi đang chiến đấu trên hai mặt trận tại Iran", bác sĩ Hossein Hassanian, cố vấn của Bộ Y tế Iran, người công bố con số nạn nhân tử vong vì uống cồn, cho biết. "Chúng tôi phải chữa trị cho những người bị ngộ độc rượu và cùng lúc chống lại COVID-19", ông nói.

Trong thời gian qua, theo AP, những tin nhắn "fake news" cứ được chuyển tiếp từ người này qua người kia tại Iran, bịa đặt rằng những giáo viên của một trường học tại Anh đã tự chữa khỏi COVID-19 bằng cách uống rượu Whisky pha lẫn với mật ong. 

Cùng với những thông tin lẫn lộn về việc cần dùng chất khử trùng rửa tay có cồn, người dân Iran đã tự hình thành cho họ một luồng thông tin sai lệch: uống rượu có nồng độ cồn cao sẽ giúp diệt trừ virus. Thay vì tin chính quyền, họ tin tin đồn thất thiệt. 

"Nhiều thông tin cho rằng rượu có thể rửa và vệ sinh hệ thống tiêu hóa. Điều đó là hoàn toàn sai lầm", Tiến sĩ Javad Amini Saman tại thành phố Kermanshah ở phía Tây Iran, nơi hàng chục người phải nhập viện do uống rượu, cho biết.

Thế nhưng, bất chấp những cảnh báo, một người làm rượu lậu ẩn danh ở thủ đô Tehran cho biết, từ đầu năm 2020, do dịch bệnh COVID-19, lượng bán rượu của người này tăng gấp 4-5 lần. "Thật không may ở một số tỉnh, bao gồm Khuzestan và Fars, tử vong do uống methanol đã vượt quá số ca tử vong do COVID-19", ông Hassanian nói. 

An Nhiên (Theo AP)

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文