Tình tiết mới trong vụ Chủ tịch Interpol ở Trung Quốc mất tích bí ẩn

09:13 08/10/2018
Vụ biến mất đột ngột và bí ẩn của Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế (Interpol) Mạnh Hoành Vĩ hiện đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.


Theo giới chức Pháp, ông Mạnh Hoành Vĩ hồi cuối tháng 9 đã rời Pháp để trở về thăm quê nhà Trung Quốc, song điểm đến của vị quan chức 64 tuổi này tới nay vẫn là một ẩn số. Giới chức châu Âu cũng đã xác nhận ông Mạnh Hoành Vĩ rời Pháp vào cuối tháng 9.

Trong một tuyên bố ngắn đưa ra tối 6-1 (giờ địa phương), Interpol yêu cầu giới chức Trung Quốc cung cấp thông tin liên quan tới Chủ tịch tổ chức này: “Interpol mong đợi một câu trả lời chính thức từ giới chức Trung Quốc nhằm giải quyết những quan ngại về sự an toàn của Chủ tịch”. Interpol đồng thời cho hay đã sử dụng các kênh thực thi pháp luật để gửi yêu cầu cung cấp thông tin về tình hình của ông Mạnh Hoành Vĩ. 

Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ.

Trong khi đó, cơ quan báo chí của Interpol đã ra thông báo khẳng định đây là vấn đề của các cơ quan liên quan ở cả hai nước Pháp và Trung Quốc, đồng thời cho biết Tổng Thư ký của Interpol sẽ chịu trách nhiệm điều hành tổ chức này trong thời gian ông Mạnh Hoành Vĩ vắng mặt. 

Trước đó, Pháp đã tiến hành một cuộc điều tra riêng ngay sau khi nhận được thông tin từ phu nhân vị quan chức này rằng bà đã không nhận được tin tức gì của chồng từ cuối tháng 9 – thời điểm mà Chủ tịch Interpol rời Lyon, Pháp về thăm quê nhà, cũng như việc gia đình bà đã nhận được những lời đe dọa qua điện thoại và mạng xã hội. 

Trước tình hình này, Bộ Nội vụ Pháp đã điều lực lượng đến đảm bảo an toàn cho gia đình ông Mạnh Hoành Vĩ tại Lyon, đồng thời tiếp tục liên lạc với chính quyền Trung Quốc để điều tra thông tin liên quan đến Chủ tịch Interpol.

Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc trên cũng như không đề cập đến Chủ tịch Interpol trên các phương tiện truyền thông chính thức. Bộ Công an Trung Quốc cũng không bình luận về thông tin ông Mạnh Hoành Vĩ mất tích. 

Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của Hong Kong (Trung Quốc) hôm 5-10 dẫn nguồn giấu tên cho biết ông Mạnh Hoành Vĩ, người giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc khi được bầu làm Chủ tịch Interpol vào tháng 10-2016, bị đưa đi thẩm vấn ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay Trung Quốc cách đây 1 tuần. 

Đáng lưu ý hơn, hồi đầu tuần trước, Bắc Kinh đã bất ngờ phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng, các chức danh quốc tế không phải là lá chắn cho các công dân Trung Quốc.

“Nếu ông Mạnh biến mất tại Trung Quốc, có rất nhiều lý do để tin rằng, nó liên quan tới một cuộc điều tra chống tham nhũng”, tờ Thời báo New York dẫn lời ông Đặng Duật Văn, một chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc cho biết. 

“Ông ấy có thể là Chủ tịch của Interpol, nhưng trong mắt giới chức Trung Quốc, ông Mạnh trước hết là công dân nước này và họ sẽ không quan tâm quá nhiều tới chức danh quốc tế đó”. 

Trong khi đó, ông Andrew Wedeman, nhà khoa học chính trị tại Trường Đại học bang Georgia (Mỹ), nhận định, chiến dịch chống tham nhũng (do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động 6 năm trước) dường như đã qua giai đoạn cao trào vào năm 2015 nhưng vẫn săn được “hổ” - từ được Trung Quốc sử dụng để ám chỉ những quan chức cấp cao nhúng chàm. 

“Thống kê của tôi cho thấy đã có 17 con “hổ” bị hạ trong năm nay và ông Mạnh có thể là con “hổ” thứ 18. Chiến dịch săn “hổ” chắc chắn vẫn tiếp diễn” - ông Wedeman nói.

Ông Mạnh Hoành Vĩ sinh tháng 11-1953 ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang. Sau khi tốt nghiệp Khoa Luật, Trường Đại học Bắc Kinh, ông bắt đầu tham gia công tác năm 1972 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1975. Từng giữ các chức vụ như Cục trưởng Cục Giao thông, trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, năm 2004 ông Vĩ trở thành Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. 

Tháng 8 cùng năm, ông kiêm thêm chức vụ Cục trưởng Interpol Trung Quốc. Năm 2013, ông nhận thêm các chức vụ như Phó Cục trưởng Cục Hải dương, Cục trưởng Cục Hải cảnh trong khi vẫn kiêm nhiệm Cục trưởng Interpol Trung Quốc. 

Tháng 11-2016, ông Mạnh Hoành Vĩ chính thức trở thành Chủ tịch Interpol, trong khi vẫn kiêm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng Interpol Trung Quốc. Đến tháng 4-2018, theo website của Bộ Công an Trung Quốc, ông Mạnh Hoành Vĩ không còn là Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an nước này. 

Thời điểm ông Mạnh Hoành Vĩ được bầu làm Chủ tịch Interpol tại Đại hội lần thứ 85 của tổ chức này, đã nổ ra khá nhiều tranh cãi, không phải vì đây là lần đầu tiên một người Trung Quốc trở thành Chủ tịch Interpol. 

Sự thay đổi nhân sự ở Interpol được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc, bởi vào thời điểm đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. 

Riêng trong năm 2014, Trung Quốc đã gửi tới Interpol một danh sách truy nã đỏ gồm 100 tham quan bỏ trốn ra nước ngoài. Điều mà một số nước lo ngại là Trung Quốc sẽ sử dụng Interpol để bắt giữ các tham quan mà bất chấp pháp luật sở tại. 

Tuy nhiên, việc ông Mạnh Hoành Vĩ trở thành Chủ tịch Interpol đã nâng tầm hệ thống tư pháp của Trung Quốc lên rất nhiều vào thời điểm đó và khiến Bắc Kinh cảm thấy tự hào.

Chính vì vậy, nhiều nhà quan sát thấy ngạc nhiên khi một quan chức hàng đầu của Interpol lại có thể mất tích một cách khó hiểu khi về nước. 

Roderic Broadhurst, giáo sư tội phạm học tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết sự biến mất của ông Mạnh sẽ khiến những người trong các tổ chức quốc tế làm việc với Trung Quốc “khá hoang mang”, và có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển hợp tác trợ giúp pháp lý với những nước khác.

Khổng Hà (tổng hợp)

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文