Tổng thống Putin đã khôi phục kinh tế Nga như thế nào?

09:03 28/01/2018

Ông Vladimir Putin lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống Nga vào năm 2000. Kể từ khi ông lãnh đạo đất nước, nền kinh tế nước Nga đã có những chuyển biến ngoạn mục.

Chất lượng đời sống

Trước khi ông Putin lên làm Tổng thống, Nga có mức GPD 9.889 USD/người theo Sức mua Ngang giá (Purchasing Power Parity: một lý thuyết kinh tế so sánh đồng tiền của các quốc gia khác nhau thông qua cách tiếp cận "giỏ hàng hoá" trên thị trường. Bạn đọc có thể tham khảo vấn đề này tại đây). Con số đó tăng gấp 3 lần vào năm 2017 và bây giờ lên đến 27.900 USD. Nga có GDP đầu người cao nhất so với các quốc gia trong khối BRICS, tiếp theo là Trung Quốc có 16.624 USD. Sức mua Ngang giá giải thích chi phí sinh hoạt tương đối và tỷ lệ lạm phát để so sánh mức sống ở các quốc gia khác nhau.

Mức lương trung bình hàng tháng theo danh nghĩa tăng gần 11 lần từ 61-625 USD. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 13 xuống còn 5,2%. Lương hưu tăng 1.000% trong cùng thời điểm từ 20-221 USD.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Thông tấn RT

Tăng trưởng kinh tế

Nga hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, có tổng 4 ngàn tỷ USD GDP/năm. Tập đoàn Kiểm toán hàng đầu thế giới PwC dự đoán vào năm 2050, nước này sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Á-Âu, bỏ xa Trung Quốc, Đức và Anh.

Vào năm 1999, nền kinh tế Nga chỉ có giá trị 620 tỷ USD theo Sức mua Ngang giá. Vậy mà, chỉ trong 18 năm qua, đặc biệt dưới thời ông Putin lãnh đạo đất nước, kinh tế bứt phá ngoạn mục khi tăng trưởng đến 600%.

Tỷ lệ lạm phát giảm từ 36,5 xuống 2,5% vào cuối năm 2017. Tổng giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng tăng 24 lần lên đến 1,43 ngàn tỷ USD. Vốn thị trường chnwgs khoán tăng hơn 15 lần lên đến 621 ngàn tỷ USD.

Nợ công và dự trữ ngoại tệ

Khi ông Putin được bầu làm Tổng thống năm 2000, Nga chỉ có 12 tỷ USD dự trữ, kèm theo nợ công chiếm khoảng 92,1% sản lượng kinh tế đất nước.

Đã có những thay đổi đáng kể trong 18 năm, khi nợ công của Nga bây giờ giảm còn 17,4% theo GDP và dự trữ ngoại tệ tăng 356 tỷ USD. Nợ giảm và dự trữ ngoại tệ tăng giúp đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2008 và suy thoái từ năm 2014-16 được gây ra bởi giá dầu sụp giảm và các chính sách chế tài của phương Tây.

Dự trữ vàng của Nga tăng hơn 500% từ năm 2000. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã thêm 9,3 tấn vàng vào kho dự trữ trong tháng 12 năm ngoái, đưa tổng số vàng dự trữ hàng năm lên đến con số kỷ lục 1.838.211 tấn, có trị giá tiền mặt hơn 76 ngàn tỷ USD.

Hội đồng Kim hoàn Thế giới cho biết Nga là quốc gia mua vàng lớn nhất đồng thời là nhà sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới, CBR đã mua vàng từ các mỏ nội địa và ngân hàng thương mại.

Sự bứt phá của ngành nông nghiệp

Trong khi nền kinh tế Nga vẫn bị chi phối bởi nguồn thu từ xăng dầu và khí đốt, ngành nông nghiệp đã bùng nổ trong những năm gần đây. Nông dân đã phá kỷ lục 40 năm của thời Liên Xô, khi thu hoạch hơn 130 triệu tấn lương lực vào năm 2017.

Năm 2016, Nga trở thành nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới. Từ đầu những năm 2000, thị phần lúa mỳ tăng gấp 4 lần từ 4 lên đến 16%.

Mặc dù nông nghiệp vẫn “kém xa” ngành năng lượng, nó đã vượt qua bán vũ khí và trở thành nguồn xuất khẩu lớn thứ 2 của Nga.

Nga bắt đầu xuất khẩu ngũ cốc vào năm 2002, bán được hơn 7 triệu tấn. Vào năm 2017, Nga bán hơn 45 triệu tấn tăng hơn 600%.

Ngoài tài thao lược lãnh đạo đất nước vượt qua các thời kỳ khó khăn, giúp Nga khôi phục vị thế cường quốc và uy tín trên trường quốc tế, ông Vladimir Putin còn là một nhà kiến tạo hòa bình khi có quyết định đúng đắn giúp Syria đánh bại các tổ chức khủng bố và đưa các sáng kiến nhằm chấm dứt nội chiến ở quốc gia Trung Đông.

Phạm Trúc

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文