Tranh cãi "Tại sao có quá nhiều nhà ngoại giao Mỹ tại Nga"

08:07 02/08/2017
Trong bối cảnh phía Moscow đưa ra yêu cầu cắt giảm nhân viên ngoại giao tại đại sứ quán và các cơ quan lãnh sự của Mỹ ở Nga, giới chuyên gia đã lật ngược lại vấn đề và đặt ra câu hỏi tại sao có quá nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ tại nước này.

Theo đó, có hai luồng phản ứng trái ngược nhau được đưa ra xung quanh câu hỏi "Tại sao có quá nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ tại Nga".

Một bên, các nhà phân tích chỉ ra rằng, Nga và Mỹ dù chưa thể bình thường hóa quan hệ nhưng hai bên cùng hợp tác ở nhiều mặt như: chống lại các nhóm chiến binh, bảo đảm an ninh hạt nhân của mỗi nước, hay giảm thiểu bạo lực tại Syria. Hàng năm, Mỹ cũng xuất khẩu hàng tỷ USD các sản phẩm của mình tới Nga. 

Đại sứ quán Mỹ tại Moscow (Nga). Ảnh: Getty Images. 

Bên cạnh việc phải xử lý rất nhiều đơn xin cấp thị thực cho người Nga muốn tới Mỹ để du lịch hay thăm người thân, thì những nhân viên ngoại giao của Mỹ còn là những người thu thập thông tin về nhân quyền, cố vấn phụ trách các vấn đề liên quan đến Nga cho quan chức Washington, cũng như nghiên cứu các sáng kiến nông nghiệp, khoa học, y tế cộng cộng. 

Nước Nga rất rộng lớn, chính vì vậy, để thực hiện các công việc nêu trên một cách chuyên nghiệp và theo "phong cách Mỹ", họ cần sự trợ giúp của nhiều thành viên là chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau tại Moscow, Vladivostok, St.Petersburg và Yekaterinburg. 

Theo một báo cáo được thực hiện năm 2013, trong số 1,279 người làm việc tại đại sứ quán và các cơ quan lãnh sự của Mỹ tại Nga, thì có đến 934 người được tuyển dụng tại địa phương. Họ là người Nga, hỗ trợ người Mỹ tổ chức các sự kiện tuyên truyền và phục vụ công tác hậu cần. 

Chính vì vậy, đòn trả đũa của ông Putin buộc Mỹ phải cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao sẽ đồng nghĩa với việc chính những nhân viên người Nga có nguy cơ mất việc.

Tuy nhiên, những chuyên gia có quan điểm trái ngược thì đánh giá, người Mỹ có quá nhiều "cớ" để thực hiện các hành vi "gián điệp" tại Nga. Mục đích của việc đưa thật nhiều nhân viên ngoại giao tới đây là để thăm dò kế hoạch mở rộng ảnh hưởng Moscow. 

Hơn nữa, không ai có thể chắc chắn được việc liệu "Những người Nga được  phía Mỹ tuyển dụng tại địa phương" có phải là "người địa phương" thật không, hay làm việc dưới một vỏ bọc nào khác.

M.H

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文