Trung Quốc - Ấn Độ đồng ý rút quân ở biên giới tranh chấp

11:32 11/09/2020

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar đã đạt được sự đồng thuận gồm 5 điểm bao gồm việc công nhận tình hình biên giới hiện tại không có lợi cho bên nào và hai bên cần nhanh chóng giải quyết ổn thỏa để hạ nhiệt căng thẳng.

Sự đồng thuận trên được hai bên đưa ra trong cuộc gặp bên lề hội nghị Hội đồng Ngoại trưởng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Moscow (Nga) hôm 10/9, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục cáo buộc lẫn nhau nổ súng trước trong một cuộc đối đầu mới nhất ở khu vực biên giới Tây Himalaya hôm 8/9, vi phạm thỏa thuận “cấm dùng súng và chất nổ dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) tại các khu vực biên giới” mà hai bên đã đạt được từ năm 1996.

Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị Hội đồng Ngoại trưởng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Moscow (Nga) hôm 10/9. (Ảnh: Reuters)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với người đồng cấp Ấn Độ Jaishankar trong cuộc họp rằng “điều cấp bách nhất phải thực hiện là phải ngừng ngay lập tức các hành động khiêu khích như nổ súng và các hành động nguy hiểm khác, vốn vi phạm các cam kết mà hai bên đã đạt được”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm 11/9.

Ông Vương Nghị cũng cho rằng, tất cả binh lính và thiết bị xâm phạm biên giới phải được di chuyển và quân đội tại biên giới của cả hai bên “phải nhanh chóng rút quân” ​​để giảm căng thẳng tình hình.

Hai quốc gia cũng đã đạt được sự đồng thuận gồm 5 điểm bao gồm việc công nhận tình hình biên giới hiện tại không có lợi cho bên nào và hai bên nên tuân thủ các thỏa thuận hiện có để đảm bảo hòa bình và tránh bất kỳ hành động nào có thể làm tình hình leo thang.

Những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục triển khai các hoạt động quân sự tại khu vực biên giới với Ấn Độ. Hôm 9/9, Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã huy động các lực lượng từ nhiều khu vực khác nhau của Trung Quốc tới khu vực cao nguyên gần biên giới với Ấn Độ. Theo đó, các lực lượng được điều động đến gồm có máy bay ném bom, lính phòng không, pháo binh, xe bọc thép, lính dù, đặc nhiệm và các đơn vị bộ binh.

Đài truyền hình trung ương nhà nước Trung Quốc (CCTV) ngày 9/9 đưa tin, một lữ đoàn đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Tạng và một lữ đoàn không quân đã cùng phối hợp tổ chức thực hiện chiến dịch huấn luyện nhảy dù đầu tiên “ở một khu vực không quen thuộc nằm ở độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển”.

CCTV cho biết, khóa huấn luyện nhằm “cải thiện khả năng tấn công ba chiều” của các sĩ quan và binh lính trên cao nguyên và nâng cao “năng lực chiến đấu tổng thể của các lực lượng đóng quân tại Tây Tạng”.

“Phía Trung Quốc phải chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các hành động quân sự khi đàm phán ngoại giao thất bại, và quân đội tiền tuyến của họ phải có khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào”, Hoàn Cầu Thời Báo cho hay.

Cao Trung (Theo Reuters)

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả  của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.