Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc ném lựu đạn làm 3 ngư dân Trung Quốc thiệt mạng

18:01 30/09/2016

Có thể vì hít phải khói độc sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc quăng lựu đạn gây choáng lên tàu cá, nên 3 ngư dân Trung Quốc đã thiệt mạng,  Thông tấn Yonhap đưa tin chiều 30-9.

Vụ va chạm bạo lực mới nhất giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc và tàu cá Trung Quốc đã xảy ra hôm 29-9, khi đó, một tàu bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cố gắng ngăn chặn tàu cá Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trái phép cách một hòn đảo ở ngoài khơi bờ biển miền Tây Nam Hàn Quốc khoảng 70 km.

Một đám cháy đã bùng phát trên tàu cá của Trung Quốc, và 3 ngư dân ở trong khoang chứa động cơ được phát hiện tử vong. Sau đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Tàu cá Trung Quốc bốc cháy sau Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc quăng lựu đạn gây choáng lên tàu  (Ảnh: Korea Times)

Lựu đạn gây choáng không phải là vũ khí gây chết người, nó chỉ tạo ra ánh sáng gây chói mắt và tiếng nổ lớn gây điếc tai tạm thời, theo Yonhap.

Các quan chức bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho biết, cả 3 người Trung Quốc có lẽ đã chết sau khi hít phải khí độc, tuy nhiên, khám nghiệm pháp y sẽ cho biết chính xác nguyên  nhân gây tử vong.  Hàn Quốc cũng sẽ điều tra liệu lựu đạn choáng có gây ra hỏa hoạn.

14 ngư dân còn sống sót đã được đưa đến một cảng để thẩm vấn, theo lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm 30-9 bày tỏ sự lấy làm tiếc về vụ việc, tuy nhiên, cơ quan này nhấn mạnh tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt hải sản trái phép và cố tình chạy trốn.

Tàu cá Trung Quốc phải đánh  bắt cách rất xa ngư trường truyền thống để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng khi lượng hải sản ở vùng nước gần bờ biển của Trung Quốc cạn kiệt.

Ngư dân Trung Quốc tấn công lực lượng bảo vệ bờ biển sau khi bị bắt vì đánh cá trái phép (Ảnh: Yonhap)

Tàu cá Bắc Kinh  thường xuyên va chạm bạo lực với lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc, và năm 2014-một cán bộ bảo vệ  bờ biển Seoul đã bắn chết thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc vì “cố tình chống lại lệnh kiểm tra”.

Năm 2012, một ngư dân Trung Quốc chết vì trúng đạn cao su của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.

Năm 2011, một cán bộ lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chết trong một vụ đụng độ với ngư dân Trung Quốc.

Trúc Phạm

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文