Vỡ đập thủy điện ở Lào: Giải cứu được gần 3.000 người

15:51 25/07/2018
Cho tới thời điểm hiện tại, sự cố vỡ đập xảy ra tại công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy đã làm 19 người chết và hàng trăm người khác mất tích.

Ngày 25-7, Vientiane Times, dẫn lời ông Bounhom Phommasane, người đứng đầu huyện Sanamxay nói rằng, cho tới 10h30 sáng nay (giờ địa phương), sự cố vỡ đập xảy ra tại công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy đã làm 19 người chết, hơn 3.000 người cần cứu hộ và 2.851 người đã được giải cứu.

Lực lượng cứu hộ đang tích cực triển khai các phương án tìm kiếm và cứu nạn cứu những người dân vẫn đang bị mắc kẹt giữa biển lũ. Ảnh: ABC Laos 

Trả lời với Vientiane Times qua điện thoại di động, ông Bounhom Phommasane cho biết, nhiều người đang mắc kẹt trên cành cây và mái nhà cần được cứu sống. “Bước tiếp theo chúng tôi cần làm là tìm kiếm và nhận dạng những người đã qua đời, chúng tôi vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người còn sống trong khu vực”, ông Phommasane nói.

Sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu đêm 23-7 đã trút hơn 5 tỉ mét khối nước xuống khu vực hạ lưu, gây lũ quét và ngập úng cục bộ cho 7 ngôi làng và nhà ở của hơn 1.300 hộ dân (hơn 6.000 người dân và gần một nửa số người bị ảnh hưởng vẫn chưa được giải cứu hoặc tìm thấy.

Người dân vùng lũ di tản tới nơi an toàn dưới sự giúp đỡ của lực lượng cứu hộ. Ảnh: Reuters.

Hiện tại các lực lượng cứu hộ của tỉnh Attapeu, thủ đô Vientiane và khắp nước Lào đang cùng các đội cứu hộ đến từ một số nước láng giềng tích cực triển khai các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ đang phải đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề di chuyển và liên lạc do địa bàn bị ảnh hưởng có phạm vi rất rộng. 

Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy là công trình thủy điện do Công ty năng lượng Xe Pien-Xe Namnoy (PNPC) thi công. Dự án thủy điện này có công suất lắp đặt 410 MW nằm ở khu vực phía nam của Lào. Được ước tính trị giá khoảng 1 tỷ USD, đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy là dự án BOT đầu tiên được thực hiện bởi các công ty Hàn Quốc liên doanh tại Lào và được bắt đầu xây dựng kể từ tháng 2-2013, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm nay.


Cao Trung

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文