Vỡ sông băng ở Ấn Độ, 150 người được cho là đã chết

16:11 07/02/2021
Khoảng 150 người được cho là đã thiệt mạng sau khi một sông băng ở Himalaya vỡ và va vào một con đập ở Ấn Độ vào sáng 7/2 (giờ địa phương), gây ra lũ lụt buộc các ngôi làng ở hạ lưu phải sơ tán.
Ảnh từ video trên mạng xã hội. 

Om Prakash, Chánh văn phòng bang Uttarakhand, nơi xảy ra vụ việc, cho biết, con số thực tế vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên, 100 đến 150 người có thể đã chết.

Theo Reuters, một nhân chứng cho biết đã nhìn thấy một bức tường bụi, đá và nước khi trận tuyết lở từ dòng sông băng ầm ầm đổ xuống một thung lũng sông. “Sự việc xảy đến rất nhanh, không có thời gian để báo cho ai cả. Tôi cảm thấy rằng ngay cả chúng tôi cũng sẽ bị cuốn trôi”, Sanjay Singh Rana, một cư dân sống tại ngôi làng Raini gần nơi xảy ra vụ việc cho biết.

Người dân địa phương lo ngại rằng những người làm việc tại một dự án thủy điện gần đó cũng như những người dân đi lang thang gần sông để kiếm củi hoặc chăn thả gia súc đã bị cuốn trôi, Rana cho biết thêm.

Ấn Độ cũng đã ban bố tình trạng báo động cao ở nhiều khu vực phía Bắc đất nước. Quân đội nước này đã điều trực thăng và khoảng 600 binh sĩ đến vùng chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt. Khoảng 250 sĩ quan cảnh sát biên giới Ấn Độ - Tây Tạng cũng đã được huy động đến khu vực.

Uttarakhand là bang nằm trên dãy Himalaya, dễ xảy ra lũ quét và lở đất. Vào tháng 6/2013, lượng mưa kỷ lục tại bang này đã gây ra lũ lụt kinh hoàng cướp đi sinh mạng của gần 6.000 người.

Thảm họa này được các phương tiện truyền thông gọi là “sóng thần Himalaya” do những dòng nước xả ra ở khu vực miền núi, khiến bùn và đá ập xuống, vùi lấp nhà cửa, cuốn trôi các tòa nhà, đường xá và cầu cống.

Duy Tiến (Theo Reuters)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文