Dư luận quốc tế tiếp tục lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

08:21 19/03/2016
Trong tuyên bố ngày 17-3 tại Hội nghị về an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tổ chức tại Australia, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho rằng, các hành động xây dựng, cải tạo đảo đá và diễn giải lại luật pháp quốc tế để bào chữa cho các hành động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn các nguyên tắc ứng xử toàn cầu.

Đô đốc Swift nhấn mạnh, hậu quả của những hành động này đã vượt ra khỏi khuôn khổ quân sự và làm ảnh hưởng đến kinh tế khu vực.

Có cùng quan điểm, chuyên gia Kishore Mahbubani - Hiệu trưởng trường Chính sách Công mang tên Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore – chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã triển khai kế hoạch cải tạo và mở rộng đảo nhân tạo ở quy mô rất lớn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều đáng nói là kế hoạch này được thực hiện sau khi Trung Quốc và ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Hàng loạt động thái của Trung Quốc như xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu, triển khai tên lửa đối không... đã khiến căng thẳng leo thang ở Đông Nam Á, buộc các nước phải tìm cách đối phó. 

Tiêu biểu là việc ASEAN phải công khai bộc lộ mâu thuẫn, bất đồng tại hội nghị ngoại trưởng tháng 7-2012, rồi việc Ấn Độ ngày 24-11-2012 đã cho áp dụng thị thực có in hình bản đồ của mình lên hộ chiếu của khách nhập cảnh từ Trung Quốc, sau khi phát hiện Bắc Kinh in hình hai khu vực Arunachal Pradesh và Aksai Chin (mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền) lên hộ chiếu mới như là một phần lãnh thổ hiển nhiên của Trung Quốc. Philippines cũng đã nộp đơn kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông bất chấp việc Bắc Kinh tìm mọi cách vận động, cô lập Manila và ngăn chặn vụ kiện… 

Hoạt động cải tạo trái phép ở Biển Đông của Trung Quốc khiến dư luận lo ngại. Ảnh: CSIS.

Chuyên gia Mahbubani nhận định, Trung Quốc đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong khi theo đuổi chính sách ngày càng quyết liệt đối với Biển Đông. Tuy nhiên, chưa có vẻ là Trung Quốc muốn dừng lại. 

Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho hay quân đội nước này đã phát hiện hoạt động của Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham), nằm ở phần phía Bắc của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Bắc Kinh giành quyền kiểm soát từ Philippines gần 4 năm trước và đây có thể là một bước đi nhằm tiếp tục cải tạo đất trái phép trên Biển Đông.

Đô đốc John Richardson cho rằng “hoạt động của một số tàu nổi, hoạt động dạng khảo sát đang diễn ra. Đó là một khu vực quan tâm... và một khu vực cải tạo tiềm tàng tiếp theo”.

Trong khi đó, liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong loạt bài về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới góc độ luật pháp quốc tế, tờ The Korea Times viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế để khẳng định yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông thông qua cái gọi là “đường lưỡi bò” là hoàn toàn tùy tiện và không có căn cứ pháp lý. 

Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra lý giải nào về tính hợp pháp của “đường chữ U” theo UNCLOS mà nước này cũng đã phê chuẩn. Dưới góc độ luật quốc tế hiện đại, cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có tính ổn định và xác định. Theo các án lệ quốc tế, đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là “tính ổn định và dứt khoát”, vì vậy cái gọi là “đường lưỡi bò” không thể được coi là “biên giới quốc gia”. 

The Korea Times dẫn chứng rằng, cách xác định đường chữ U của Trung Quốc không nằm trong 3 phương pháp vạch đường cơ sở trong UNCLOS, bao gồm Đường cơ sở thông thường được quy định tại Điều 5, Đường cơ sở thẳng tại Điều 7 và Đường cơ sở quần đảo tại Điều 47. Do đó, quy định đường cơ sở của Trung Quốc đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản đó là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm các quy định của UNCLOS về vạch đường cơ sở. 

Mặt khác, cho dù Bắc Kinh có tự cho rằng, tất cả các thực thể trong cái gọi là “đường lưỡi bò” là thuộc về nước này thì những đảo hay thực thể nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển đều không thuộc về Trung Quốc, kể cả trong trường hợp các thực thể trong quần đảo tranh chấp là đảo và được hưởng các vùng biển như quốc gia đất liền.

Trong loạt bài viết, The Korea Times cũng đưa ra các tư liệu lịch sử cho thấy quá trình Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra những căn cứ lịch sử khẳng định Việt Nam có đầy đủ chủ quyền về mặt lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trong suốt hơn ba thế kỷ qua, Việt Nam đã liên tục bảo vệ và thực thi chủ quyền của mình trên hai quần đảo này phù hợp với luật pháp quốc tế.

Khổng Hà (tổng hợp)

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

Ngày 9/5, thông tin Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, UBND tỉnh sẽ bố trí một phần vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá sử dụng cơ sở tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.