11 robot cảnh sát đang tuần tra vòng quanh thế giời - Kỳ 2

15:15 15/09/2017
Các cơ quan thi hành luật pháp trên toàn thế giới đang sử dụng công nghệ bán tự hành để thực hiện những nhiệm vụ quá khó khăn, nhàm chán hoặc bất khả thi đối với con người.


6. Máy bay không người lái, Nhật Bản

Cảnh sát Nhật sử dụng máy bay không người lái để hạ máy bay không người lái, nhưng lại không bắn chúng, bởi điều đó sẽ tạo ra các mảnh vỡ. Thay vào đó họ dùng lưới. Cảnh sát Nhật đã cho ra mắt một phi đội máy bay không người lái sử dụng lưới vào đầu năm nay để bắt những vật thể bay không người lái đáng ngờ khi chúng bay qua các địa điểm nhạy cảm của chính phủ, ví dụ như những con bướm. Vì thế, sẽ cần đến tấm lưới khổng lồ để bắt được máy bay không người lái, và đội cảnh sát đã được trang bị tấm lưới dài khoảng 2-3m.

Máy bay không người lái, Nhật Bản

Theo BBC, năm 2016, Cảnh sát Nhật đã triển khai máy bay không người lái sử dụng lưới để bắt chiếc máy bay chứa một lượng lớn cát phóng xạ không gây hại khi nó hạ cánh xuống nóc tòa nhà của Thủ tướng Shinzo Abe - một hành động phản kháng của một nhà hoạt động chống hạt nhân. Loại máy bay không người lái này của Nhật có vẻ an toàn hơn rất nhiều so với giải pháp của Cảnh sát Quốc gia Hà Lan - họ huấn luyện đại bàng để đón hạ những vật thể bay trái phép.

 7. Robot bảo vệ an toàn Thế vận hội Brazil

Trước khi diễn ra Thế vận hội Brazil 2016, Cảnh sát Brazil đã triển khai kế hoạch dùng mẫu 510 PackBots - thiết bị dò bom của quân đội và robot  thăm dò được sử dụng sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản được triển khai ở Iraq và Afghanistan. 

Robot PackBot

Mỗi chiếc PackBot 510 nặng 29,5kg và tích hợp 4 chiếc máy quay, cũng như một “cánh tay” dài 1,8m có khả năng nâng vật nặng 13,6kg. PackBot chủ yếu được triển khai để phát hiện  và xử lý bom; thậm chí nó có thể sử dụng máy cắt dây kim loại cơ học được gắn ở phần cuối của cánh tay. Nó có thể leo cầu thang, vận động trong nước, và có thể bò xung quanh với vận tốc 6 dặm mỗi giờ, nhanh hơn hầu hết người trưởng thành khi chạy. 

Trong kỳ Thế vận hội 2016, Cảnh sát Brazil đã sử dụng công nghệ này để kiểm tra các bưu kiện đáng nghi.

 8. Người máy Cảnh sát giao thông, Congo

Tại thủ đô Kinshasa của Cộng hòa Dân chủ Congo, từ năm 2013 đã được trang bị robot cảnh sát giao thông sử dụng năng lượng mặt trời trong nỗ lực giảm thiểu lượng thương vong và giúp người dân tuân thủ đúng luật giao thông hơn. Được trang bị một cặp kính râm, robot hình người đồ sộ đứng ở các nút giao thông đông đúc như một loại phương tiện đa năng tất cả -  trong - một: đèn giao thông/lối đi bộ qua đường/camera giao thông. 

Người máy Cảnh sát giao thông, Congo

Robot chỉ đạo giao thông bằng những cánh tay ra tín hiệu cờ đỏ và xanh lá, và dẫn người đi bộ băng qua những con đường rộng và đông đúc một cách an toàn. Những con robot hình người này được thiết kế bởi Hiệp hội Women’s Technology ở Congo, gồm các kỹ sư nam và nữ. 

Và cũng giống như mọi loại robot trong danh sách này, chúng cũng được lắp đặt camera giám sát. Sau đó, chúng sẽ gởi những cảnh phim về để cảnh sát có thể ngăn chặn việc lái xe nguy hiểm.

 9.Robot chiến lược Ba Lan

Cảnh sát Ba Lan gần đây đã triển khai loại robot trinh thám mới để tuần tra. Robot chiến thuật “ném” (Tactical Throw Robot), được phiên dịch trực tiếp từ “Taktyczny Robot Miotany” hoặc “TRM”, được thiết kế đúng như tên gọi là để “ném” vào những tòa nhà hoặc thả từ tên cao xuống nhằm mục đích do thám tình hình nhờ vào camera tích hợp, microphone và các tùy chọn chiếu sáng đặc biệt. Robot “ném” có độ bền cao và rất nhẹ. 

Robot chiến lược Ba Lan

Với trọng lượng chưa đến 1,8kg, cảnh sát có thể dễ dàng ném nó vào cửa sổ tầng thứ hai mà không cần đến lực đẩy cơ học nào.

Thiết bị này tương tự như Recon Throwbot được sử dụng thường xuyên bởi Cảnh sát Mỹ, và nó được trang bị lựu đạn gây choáng hoặc chất nổ khi cần thiết, người ta có thể kích hoạt nó thông qua bảng điều khiển chuyên dùng.

 10. Robot tuần tra biên giới giữa CHDCND Triều Tiên/Hàn Quốc

Thật nghịch lý khi khu vực phi quân sự giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc lại là một trong những địa điểm bị quân sự hóa nhiều nhất trên thế giới, bao gồm cả đội quân những cỗ máy giết người bán tự hành của Hàn Quốc đi tuần tra vùng biên cả ngày lẫn đêm. 

Robot SRG-A1.

Được phát triển bởi Samsung, SRG-A1 được trang bị khẩu súng máy nòng 5,5mm và súng phóng lựu có khả năng phát hiện các mục tiêu cách đó 2 dặm nhờ vào bộ cảm biến nhiệt và chuyển động nhạy bén, cùng với camera ánh sáng thấp tiện cho việc tuần tra ban đêm. SRG-1 cũng có chức năng tự hành hoàn toàn.

 11. Robot cứu hộ cho dân tị nạn ở Hy Lạp

Đội cứu hộ bờ biển ở Lesvos, Hy Lạp gần đây đã đưa robot cứu nạn vào sử dụng để giải cứu những người dân tị nạn Syria khi trải qua hành trình đầy nguy hiểm xuyên qua Địa Trung Hải. Những con tàu của họ thường xuyên bị quá tải, không đủ sức chở cũng như không có đủ áo phao cho tất cả mọi người. 

Hàng ngày, các nhà chức trách kêu gọi cứu trợ những người bị nạn từ những con tàu lật, hết nhiên liệu hoặc bị phá hủy khi đi qua vùng biển động. Robot giúp đỡ họ được đặt tên là Emily - tên viết tắt của Emergency Integrated Lifesaving Lanyard. 

Robot Emily.

Đây là một dự án của các nhà nghiên cứu ở Đại học A&M Texas. Emily là một thiết bị nổi có thể bay vọt trên mặt nước với tốc độ 20 dặm/giờ trong giới hạn của sợi dây dài 609m được gắn vào tàu cứu hộ. Emily giúp cho việc tìm kiếm người nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho các thành viên trong đội cứu hộ có nhiều thời gian để trợ giúp những nạn nhân cần sự giúp đỡ hơn.

Vân Trinh

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文