Bị đóng băng 42.000 năm vẫn sống lại như thường

10:55 18/08/2018
Bạn đã bao giờ thức dậy từ một giấc ngủ dài và cảm thấy một chút mất phương hướng, không hoàn toàn biết bạn đang ở đâu? Vậy bạn hãy tưởng tượng xem nếu một chú giun sau khi được "ngủ" trong 42.000 năm tỉnh dậy thì sẽ như thế nào nhỉ?


Trên tạp chí khoa học sinh học Doklady tháng 5-2018 dẫn lời các nhà khoa học cho biết, 2 con giun tròn khai quật dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở đông bắc Siberia, Nga bất ngờ ngọ nguậy, bò xung quanh và kiếm ăn giống như giun tròn bình thường trong đĩa thí nghiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. 

Con giun thứ nhất được phát hiện nằm ở độ sâu 30m trong một hang kín, đóng băng vào khoảng 32.000 năm trước, nằm gần Công viên Pleistocene vào năm 2002. Con giun thứ hai được tìm thấy gần sông Alazeya vào năm 2015, nằm trong tảng băng vĩnh cửu sâu 3,5m so với mặt đất khi đã lên tới 41.700 tuổi.

Những con giun này đã được các nhà khoa học Nga phối hợp với Đại học Princeton để rã đông chúng trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 20°C với thạch trắng và vi khuẩn E.coli dùng làm thức ăn. 

Thật bất ngờ là “Sau khi thoát khỏi tình trạng đông lạnh, đám giun tròn có dấu hiệu hồi sinh. Chúng bắt đầu cử động và ăn thức ăn. Đây là bằng chứng đầu tiên về "bảo vệ lạnh tự nhiên" của động vật đa bào”, nhóm nghiên cứu cho biết. 

Sau khi phân lập những con giun cái từ các mẫu băng vĩnh cửu, các nhà khoa học tìm thấy chúng đại diện cho hai loài tuyến trùng đã biết: Panagrolaimus detritophagus và Plectus parvus. Cụ thể giun tròn ở gần Công viên Pleistocene thuộc nòi Panagrolaimus trong khi giun tròn ở gần sông Alazeya thuộc nòi Plectus.

Đã có nghi ngờ những con giun này không thực sự già đến thế, nhưng có lý lẽ khẳng định tuổi đời nhiều thiên niên kỷ của chúng. Dù giun tròn không chui xuống sâu đến thế, nhưng việc rã đông theo mùa chỉ chạm tới độ sâu 80cm, không hề có dấu hiệu rã đông xuống sâu 1,5 m kể cả trong giai đoạn ấm áp nhất suốt 9.000 năm qua. Các nhà khoa học Nga có thể tự tin khẳng định những con giun này vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra giun tròn, ngành động vật đa dạng bao gồm hơn 25.000 loài, có thể chịu đựng nhiều điều kiện cực hạn. Họ cố gắng xác định cách vài loài giun bản địa ở Bắc Cực và Nam Cực có thể sống sót qua các chu kỳ đóng băng và tan băng. Họ nhận thấy những con giun chuyển sang thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách bài tiết nước trong tế bào khi nhiệt độ tiến dần tới mức đóng băng.

Quá trình này mang tên cryoprotective dehydration, giúp các mô khỏi bị phá hủy khi phân tử nước trong tế bào giãn ra do quá trình tinh thể hóa và làm vỡ thành tế bào. Thí nghiệm trong phòng lab cũng chứng minh giun tròn có thể hồi phục sau thời kỳ đóng băng lên tới 39 năm. Nhưng trước đây, chưa có nghiên cứu nào tách mẫu vật cổ đại và hồi sinh chúng.               

Tuy nhiên, tuyến trùng không phải là sinh vật đầu tiên thức tỉnh từ thiên niên kỷ trong hệ thống treo băng giá. Trước đây, một nhóm các nhà khoa học khác đã xác định được một loại virus khổng lồ đã được hồi sinh sau khi trải qua 30.000 năm bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu Siberia. Đó là vào năm 2000, các nhà khoa học lấy bào tử của vi khuẩn nằm trong tinh thể muối có niên đại 250 triệu năm ra hồi sinh và họ đã thành công.

Sự hồi sinh của 2 con giun bị đông cứng trong lớp băng vĩnh cửu cách đây 42.000 năm đã mở ra hy vọng về việc phát triển xa hơn trong công nghệ đóng băng. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ các cơ chế trong tuyến trùng cổ đại cho phép chúng tồn tại trong thời gian đông lạnh kéo dài; xác định cách mà các hoạt động thích ứng này có thể có tác động trong nhiều lĩnh vực khoa học, như “cryomedicine, cryobiology và astrobiology”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Ngọc Bảo

Ngày 18/12, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá các mặt công tác Công an và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác năm 2024 của Công an tỉnh Ninh Bình. 

Sáng 18/12, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trực tuyến thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của Tổ thường trực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị.

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Tiến Thành (SN 1985, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 18/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, từ nay đến Tết, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

Sáng ngày 18/12/2024, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Huy (SN 1997), cư trú xã Cửa Dương, TP Phú Quốc (Kiên Giang) tổng cộng 26 năm tù về 2 tội “Giết người” và  “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Ngọc T (SN 2006), ngụ xã Hàm Ninh (TP Phú Quốc). 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文