Chand Baori: Kỳ quan giếng cổ

08:00 20/05/2018
Nhắc đến Ấn Ðộ, mọi người nhất định sẽ nhớ đến sông Hằng. Thực ra, ở Ấn Ðộ có một cái giếng bậc thang nhân tạo có thể sánh ngang với lăng mộ Taj Mahal - Di sản thế giới UNESCO. Ðó chính là giếng bậc thang Chand Baori, dịch nghĩa là giếng Mặt Trăng, có niên đại hơn 1.200 năm tuổi.


Giếng Mặt Trăng nằm trong ngôi làng Abhaneri tại miền Đông bang Rajasthan (Ấn Độ). Thiết kế tinh tế và sự hùng vĩ của nó cho đến ngày nay vẫn được nhiều người khen ngợi.

Giếng có nhiều bậc thang được xây dựng xung quanh thành cho phép người ta có thể đi lên hoặc xuống giếng lấy nước một cách dễ dàng. Đây cũng là một trong những công trình giếng bậc thang cổ kính nhất ở Rajasthan. Nó được xem là giếng bậc thang lớn và kỳ lạ nhất trên thế giới. 

Chand Baori không chỉ là một giếng nước mà còn là một tòa kiến trúc với hình dạng Kim tự tháp đảo ngược. Thông qua quy mô của quần thể kiến trúc này chúng ta có thể thấy được kỹ thuật cao siêu của những nghệ nhân điêu khắc đá ngày xưa.

Cấu trúc công trình Chand Baori có hình vuông và có đến 13 tầng ngầm, 3 mặt của nó là các đường đi dạng bậc thang nằm song song trên mép tường. Tổng cộng có 3.500 bậc thang hẹp được bố trí một cách hoàn hảo từ trên thành giếng xuống đáy giếng. Giếng có chiều sâu 20m, dưới đáy giếng âm u là một vũng nước có màu xanh lá cây hơi sánh.

Giếng được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX bởi Vua Chanda của triều đại Nikumbha. Theo các truyền thuyết cổ xưa của người dân địa phương thì ma quỷ đã giúp họ xây dựng công trình này chỉ trong vòng một đêm. Giếng nước có nhiều bậc thang như vậy là để ngăn chặn mọi người leo xuống lấy những đồng xu, mà khách hành hương cũng như cư dân địa phương ném xuống đó để cầu may.

Rajasthan là một vùng đất khô hạn, vì lý do đó mỗi giọt nước đều rất đáng giá. Điều này đã buộc người dân địa phương phải tìm cho mình một nguồn sống bằng cách tự đào một cái giếng lớn và sâu mới có thể bắt được mạch nước ngầm, hứng được nước mưa để sử dụng quanh năm. 

Diện tích rộng của Chand Baori đảm nhận chức năng như một chiếc bể khổng lồ để giữ nước mưa, công trình cung cấp nước cho khu vực dân cư Abhaneri suốt nhiều thế kỷ liền trước khi hệ thống cung cấp nước hiện đại được xây dựng. 

Chand Baori là giếng nước sâu nhất, lớn nhất trên thế giới, hơn 1.000 năm trở lại đây, giếng cổ này đã nuôi sống hơn 300.000 người. Nó được gọi là “Tiền thân của hệ thống thoát nước đô thị bền vững hoặc có cường độ thấp”. Ở Ấn Độ, Chand Baori thậm chí có thể sánh ngang với Taj Mahal.

Một giếng nước được xây một cách hùng vĩ và tuyệt vời như vậy không khỏi khiến cho người ta ngưỡng mộ và bái phục kỹ thuật cao siêu của thợ điêu khắc đá Ấn Độ thời xưa. Kiến trúc đường lên xuống bằng bậc thang cho phép người dân Rajput có thể lấy nước bất cứ lúc nào, từ bất cứ phía nào cũng như bất cứ thời gian nào trong năm. Ngoài chức năng giữ nước, công trình Chand Baori còn là nơi tụ tập của người dân địa phương Abhaneri vào những ngày hè nóng bức.

Giếng được xem như là một chiếc quạt mát khổng lồ, nhiệt độ đo được ở đáy giếng thấp hơn trên mặt đất từ 5 - 6 độ C. Hiện nay, do nguồn nước có màu xanh sánh và không đảm bảo vệ sinh nên giếng không còn được sử dụng. 

Tuy nhiên, giếng lại trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng của Ấn Độ với niên đại hơn 1.000 năm tuổi, rất thu hút du khách. Những mục đích khác về việc xây dựng giếng bậc thang hiện vẫn chưa được làm rõ. Một số người tin rằng, ngoài lý do cung cấp nước thì chắc hẳn nó còn phục vụ mục đích khác, có thể là tâm linh.

3 mặt của giếng là bậc thang, mặt còn lại được xây dựng một công trình dinh thự nhỏ. Dinh được xây rất công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt. Đây là nơi dành cho Vua và Nữ hoàng đến để nghỉ ngơi, thi họa. Công trình Chand Baori đã từng xuất hiện trong bộ phim bom tấn “The Dark Knight Rises”. Ngày nay, không chỉ đơn thuần là một giếng nước, Chand Baori còn là một địa danh nổi tiếng, thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch tham quan mỗi năm.

Trần Thắng

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文