Chuyện khó tin về một ông vua được thừa kế 72 người vợ của cha

14:00 23/07/2015
Abumbi II là vị vua đời thứ 11 của một bộ lạc tự trị tại thành phố Bafut ở tỉnh Tây Bắc, Cameroon. Cho đến thời điểm này, vị vua này đang sở hữu 100 bà vợ và 500 đứa con. Tuy nhiên, 72 trong số các bà vợ này ông được thừa kế từ người cha quá cố của mình.

Tồn tại chế độ đa thê

Câu chuyện khó tin về một ông vua không những được thừa kế ngai vàng từ vua cha mà còn được thừa kế toàn bộ những người vợ của cha. Không chỉ những người vợ được thừa kế mà vua con còn được tự do tuyển chọn bao nhiêu vợ tùy ý bởi chế độ đa thê vẫn còn tồn tại ở đất nước Cameroon.

Khi nói đến nhiều vùng đất ở đất nước Cameroon, nhiều người đã nghĩ ngay đến một đất nước mà người đàn ông được tự do lấy vợ và lấy bao nhiêu vợ tùy ý. Có nhiều lý giải cho việc vẫn tồn tại chế độ đa thê ở đất nước này, có người quan niệm rằng một gia đình mà một người đàn ông sống cùng lúc với nhiều bà vợ sẽ thể hiện được sức mạnh và trách nhiệm của mình. Những bà vợ sẽ sinh nhiều con cái và mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho một gia đình. 

Cũng có thể người dân ở đây muốn giữ gìn chế độ đa thê là vì họ muốn người đàn ông của mình không phải lén lút quan hệ với người phụ nữ khác để gây ra sự bất hòa trong gia đình. Đấy là một vài trong số rất nhiều lý do mà họ đưa ra để bảo vệ quan điểm và để gìn giữ chế độ đa thê ở đất nước này. 

Không phải ai cũng muốn gìn giữ, ai cũng muốn bảo vệ để tồn tại chế độ này mà rất nhiều người phản đối. Những người này cho rằng chế độ đa thê tồn tại là một sự bất công bằng đối với phụ nữ. Phụ nữ không được tôn trọng và phụ nữ chỉ là công cụ để cho đàn ông sai khiến và thỏa mãn dục vọng. 

Đối với những đất nước không được biết đến chế độ đa thê thì không ai có thể tin và tưởng tượng ra được tại sao một người đàn ông có thể sống cùng lúc với rất nhiều người phụ nữ. Liệu những người phụ nữ đó không có sự ích kỷ, không có tính ghen tuông hay sao nhưng thực tế thì rơi vào hoàn cảnh nào thì phải chấp nhận hoàn cảnh đó và nhất là đó lại là phong tục của một đất nước thì không thể không chấp nhận. 

Đã là con người thì ai cũng có tình cảm, có sự ích kỷ ghen tuông trong tình cảm nhưng với những người phụ nữ chung chồng này thì dường như họ không được biết đến cảm giác yêu thương mà đó là cuộc sống của họ, họ phải chấp nhận và tuân theo những gì xung quanh cuộc sống để tồn tại. Liệu những lý giải đó có đúng với một ông vua sở hữu đến 100 bà vợ?

Tại đất nước Cameroon tính đến thời điểm hiện tại thì chế độ đa thê cũng đang ngày càng mai một bởi người phụ nữ đã có những suy nghĩ hiện đại hơn, tươi sáng hơn. Họ biết đấu tranh cho quyền lợi và quyền bình đẳng giới. Người phụ nữ không thể đời này qua đời nọ trở thành công cụ cho người đàn ông được mà họ cũng có quyền được sống, quyền được làm phụ nữ. Mặc dù chế độ đa thê này đang dần được thay đổi nhưng vua Abumbi II lại đang cố gắng giữ gìn chế độ này bằng mọi cách. 

Theo suy nghĩ cũng như quan niệm của Abumbi II thì chế độ đa thê đã tồn tại từ rất lâu đời tại đất nước Cameroon, đây là một giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc nên không thể dễ dàng xóa sổ. Vua Abumbi II tuyên bố rằng ông sẽ nỗ lực để bảo tồn văn hóa và truyền thống của địa phương bằng mọi cách. Nếu làm mất đi giá trị văn hóa này thì ông đã có lỗi với những thế hệ trước đây.

Sức mạnh của ông vua nhiều vợ

Khi nhậm chức vào năm 16 tuổi, Abumbi II không chỉ đảm nhận trách nhiệm của một vị vua, mà còn "thừa hưởng" những bà vợ của người cha quá cố. Truyền thống địa phương tại Bafut cho phép người giữ ngai vàng thừa kế tất cả vợ của vị vua trước và cưới các thê thiếp mới. Vua Abumbi II được thừa kế 72 người vợ của bố và sau đó ông còn cưới thêm rất nhiều người vợ khác nữa. Theo ý kiến của vua Abumbi II thì việc lấy nhiều vợ là nghĩa vụ của bản thân ông trong việc bảo tồn văn hóa của bộ tộc.

Trị vì được 47 năm kể từ năm cha của ông qua đời và vua Abumbi II vẫn luôn tự hào rằng mình là người nói được, làm được. Việc ông lấy nhiều vợ và duy trì được chế độ đa thê đã là một thành công bởi nhiệm vụ đầu tiên sau khi nhậm chức đó là bảo tồn văn hóa của bộ tộc và các nghi lễ truyền thống của địa phương. 

Các bà vợ đối với ông và bộ tộc rất quan trọng chứ không chỉ đơn giản là những người làm không công, phục vụ ham muốn của vua, duy trì nòi giống mà những bà vợ đã góp sức mạnh vào công cuộc bảo vệ, lãnh đạo bộ tộc. 

Theo lời kể của vua Abumbi II thì những người vợ của ông sống rất vui vẻ và hạnh phúc. Họ luôn nghĩ rằng họ sinh ra được làm phụ nữ và lại là người phụ nữ của vua thì chẳng còn gì để họ mơ ước. Mặc dù có trong tay hàng trăm người vợ nhưng không vì thế mà ông không còn cơ hội để lấy thêm vợ mới. 

Hàng năm tại bộ tộc của ông nhiều lễ hội đã được tổ chức và sau những lễ hội đó có rất nhiều cô gái trẻ đẹp tình nguyện làm vợ của ông. Mặc dù đã có rất nhiều vợ nhưng mỗi khi cưới vợ mới thì đám cưới linh đình và trang trọng vẫn được diễn ra chứ không phải đơn giản về sống chung và được gọi là vợ.

Nhiều người vợ của ông Abumbi II cũng nói rằng họ rất hạnh phúc và tự hào khi được làm vợ của ông Abumbi II. Họ không chỉ là công cụ để vua sai khiến, họ không phải lúc nào cũng phục tùng chồng như một cái máy mà họ góp phần tạo nên sức mạnh, tạo nên quyền lực của một ông vua. 

Trả lời nhà báo của tờ Queen Constance, người vợ thứ ba của vua Abumbi cho biết: “Đằng sau sự thành công của một người đàn ông phải là một người phụ nữ thành đạt và trung thành. Theo truyền thống của chúng tôi, các bà vợ lớn tuổi sẽ phải truyền dạy các nghi thức truyền thống cho vị vua trẻ cùng những người vợ sau của vương quốc, vì trước đó ông chỉ là một hoàng tử. Nếu không có sự dìu dắt chỉ bảo và dạy dỗ đó thì vua sẽ không biết làm gì để bảo vệ và gìn giữ vương quốc của mình”. 

Những người vợ của vua Abumbi II đều hiểu rõ vị trí của mình và ai cũng được giao nhiệm vụ nên họ luôn có ý thức mình là một người quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp cũng như cuộc sống của vua. Chính vì vậy mà những người vợ của vua Abumbi II sống rất hòa thuận và nhân từ. Không bao giờ họ muốn làm người đàn ông của mình phải buồn phiền, lo lắng vì những việc nhỏ nhen chốn hậu cung.

Vai trò truyền thống của các vị vua ở Cameroon là kiểm soát các mối quan hệ bên ngoài cũng như lãnh đạo trong nước. Họ cũng chịu trách nhiệm về công lý và dâng lễ cho tổ tiên của mình với vai trò rất thiêng liêng. Những người vợ của vua được giáo dục bài bản, họ cũng nói được nhiều thứ tiếng và được coi là những người làm marketing tuyệt vời. Nếu như không có những bà vợ giỏi giang và phụ tá đắc lực thì chắc chắn vua Abumbi II sẽ không thể thành công trên con đường của mình. Chính bản thân vua Abumbi II cũng rất coi trọng sự tồn tại của các bà vợ. Ông đối xử công bằng cả về tình cảm, quyền lợi cũng như trách nhiệm đối với tất cả những bà vợ.

Cho đến thời điểm này, Abumbi II là vị vua đời thứ 11 tại thành phố Bafut ở tỉnh Tây Bắc, Cameroon, hiện đang sở hữu 100 bà vợ và 500 đứa con. Nhiều người có thể không tin nhưng đó là sự thật và sự thật là ông vua này đang sống hạnh phúc và vẫn đang cố gắng để giữ gìn bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống của bộ tộc mình.

Phương Mai

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文