Chuyện lạ về đội bóng đá 1 chân ở Sierra Leone
Đá bóng ở đây cũng không phải như cách người ta chơi ở nhiều nơi trên thế giới mà đó là một cuộc cạnh tranh sức khoẻ thật khốc liệt khi mà các "cầu thủ" đá bóng bằng chỉ một chân duy nhất trong khi đó họ sử dụng thêm một cây nạng để cân bằng cơ thể. Đây là liên đoàn bóng đá cụt chi ở
Mỗi "cầu thủ" lại có riêng cho mình một câu chuyện kinh hoàng về chiến tranh và vì sao họ đã mất đi một chân của mình. Đó là những câu chuyện đau đớn và thấm đầy nước mắt. Mặt trận thống nhất cách mạng (RUF) đã khởi xướng nên cuộc xung đột dai dẳng này, một cuộc nội chiến phi nghĩa đã gieo rắc tai ương lên khắp đất nước ở khu vực Tây Phi như là hậu quả của một nền dân chủ thất bại, quản lý yếu kém và một nhà nước non yếu.
Hiện giờ, Sierra Leone đã tiến hành các cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ Bảy, những cầu thủ cụt chi này hy vọng tiến tới một nền hoà bình thực sự, và rằng đất nước sẽ không bị trượt vào thảm cảnh bạo lực. Cuộc bầu cử là một lời nhắc nhở về quá khứ đau thương của họ và đó chính là điều đang lơ lửng, đe dọa
Quá khứ đớn đau và bóng đá đổi thay
Đội bóng tàn tật hay xuất hiện trên bãi biển
Lappia nhớ lại: "Mìn nổ đã thổi bay chân phải của tôi. Một mảnh mìn đã giết chết cha tôi. Tôi nằm mê man trong bụi rậm suốt 2 tuần mà không có bất kỳ ai săn sóc, chữa trị cho mình. Nhưng bóng đá cụt chi đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời tôi". Quả vậy, bóng đá đã khiến cho Lappia và những người chung cảnh ngộ trong đội bóng tìm thấy được lẽ sống.
Một số cầu thủ thú nhận rằng chơi trong đội bóng này là thời khắc khiến cho họ cảm thấy thoải mái nhất. Bóng đá cụt chi đã bắt đầu ở
Những cầu thủ cụt chi đang chuẩn bị cho một trận cầu đầy hứng khởi trên bãi biển cát vàng Aberdeen ở Freetown, Sierra Leone. |
SLASA đã nhận được sự quan tâm từ quốc tế, họ đã gửi các đội bóng đi đá giao hữu ở Anh, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Liberia. Trong đội bóng cụt chi này có một thủ môn còn 2 chân nguyên vẹn nhưng anh lại chỉ có 1 tay dùng để bắt bóng. Thủ môn cự phách của đội bóng là Mohammed Camarra, anh đã xuất hiện tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympics) năm 2012.
Camarra cũng giống như hàng ngàn đồng bào khác ở quê hương mình, anh bị mất một tay do bởi một hoạt động phẫu thuật cắt bỏ chi bởi các lực lượng phiến quân. Camarra rùng mình nhớ lại thảm cảnh: "Tôi nhìn thấy những ngón tay như vẫn còn ngo ngoe, động đậy…".
Một thông điệp nhắn gửi
Ước tính đã có hàng ngàn người bị cắt đi tay, chân của họ. "Đó là một cảm giác đớn đau. Bọn phiến quân muốn toàn bộ dân
Làm việc với những người tàn tật, Giáo sư Osman Bah - người từng bị bệnh bại liệt khi còn nhỏ - cũng hứng chịu rủi ro trong suốt cuộc nội chiến, đã chạy trốn khỏi đất nước và được đem tới quốc gia láng giềng Guinea. Tổ chức của Giáo sư Osman Bah nằm trong một nỗ lực vận động hành lang nhằm công nhận Đạo luật người khuyết tật đã được thông qua tại quốc hội
10 năm trôi qua kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến nhưng người ta vẫn có thể cảm nhận được sự lo lắng về tình trạng ổn định chính trị của đất nước. Ahmadou Kamara nói: "Tôi chỉ ngồi và cảm thấy giận dữ về chính phủ của mình. Tôi nghĩ về cha mẹ tôi (những người bị sát hại trong cuộc nội chiến).
Các chính trị gia có thể đào thoát khỏi tình hình tồi tệ trong nước nhưng cha mẹ tôi chỉ là những nông dân nghèo, họ không có điều kiện để rời đi. Chúng tôi trở nên tàn phế chỉ bởi nền chính trị yếu kém trong nước". Còn Lappia, từng có lúc mơ được học luật và chính trị, lại nghĩ về quá khứ và làm thế nào nó gắn liền với các cuộc bầu cử hiện tại.
Lappia phân vân nói: "Khi nghĩ về tình hình chính trị, tôi chỉ cảm thấy buồn. Tôi cầu Chúa tiến hành một cuộc bầu cử trong hoà bình, và ai chiến thắng trong cuộc bầu cử thì cũng nên làm lợi cho dân, cho nước. Chúng tôi đã trải qua một cuộc chiến kinh hoàng và không muốn cái ngày đen tối đó sẽ quay trở lại thêm lần nào nữa"