Cổ vật ẩn giấu trong tượng cổ

17:18 23/05/2018
Nhật Bản là một quốc gia nằm phía Đông châu Á, đa số người dân nước này là tín đồ Phật giáo, do đó ở Nhật có rất nhiều đền thờ và chùa chiền với những bức tượng Phật đạt đến trình độ nghệ thuật cao được xếp vào loại nhất nhì thế giới.


Đặc biệt là lĩnh vực tạc tượng, các nghệ nhân nước này đã hoàn tất nhiều bức tượng đặc biệt tả chân bằng chất liệu gỗ rất khác biệt với nụ cười mỉm trên các gương mặt thay cho nét mặt yên tĩnh, hiền dịu của những pho tượng Phật chúng ta vẫn thường thấy.

Đền Hokkeji được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8 khi Phật giáo trở nên rất phổ biến. Vào thời kỳ đó, Nara là một trong những trung tâm Phật giáo tại Nhật. Trong đền có pho tượng Phật Văn Thù Bồ Tát (Monju Bosatsu) đã trở nên nổi tiếng và mang nhiều kỳ bí khi ẩn giấu bên trong khoảng 180 cổ vật, bao gồm nhiều cuộn giấy và đồ tạo tác. 

Tượng Phật Văn Thù Bồ Tát là một pho tượng ngồi, với chiều cao khoảng 76cm. Theo văn hóa của người Nhật, đây là vị Phật tượng trưng cho sự thông thái, trí tuệ siêu việt. Văn Thù Bồ Tát thường được khắc họa với hình tượng một tay cầm cuốn kinh Phật và một tay cầm kiếm tượng trưng cho trí tuệ sắc bén, và cưỡi trên mình sư tử.

Các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Nara cho biết họ đã khám phá ra kho cổ vật quý giá nằm bên trong bức tượng Phật Văn Thù Bồ Tát ước tính khoảng 700 năm tuổi nói trên bằng cách sử dụng phương pháp quét CT để kiểm tra. Những hình ảnh quét CT cho thấy bên trong pho tượng cổ có một khoảng trống chứa một số lượng lớn các đồ tạo tác. 

Cụ thể là ở phần đầu của bức tượng có khoảng 30 đồ tạo tác, phần thân tượng có khoảng 150 đồ vật được xếp đặt một cách vô cùng khéo léo. Điều này khiến nhiều người tò mò về bí ẩn kho báu bị lãng quên trong bức tượng Phật, không biết những đồ tạo tác ấy như thế nào, những cuộn giấy trong đó viết những gì, nó có ý nghĩa văn hóa lịch sử như thế nào, vì sao người xưa lại để nhiều đồ vật trong pho tượng đến thế, và làm thế nào mà các nghệ nhân tạc tượng lại có thể khéo léo để đặt kho đồ cổ này trong thân của tượng Phật...

Shigeki Iwata, Giám đốc nghiên cứu đặc biệt tại Bảo tàng Quốc gia Nara, nhận định: "Những đồ tạo tác bên trong đã khiến pho tượng thực sự đặc biệt. Phát hiện này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử và là tài sản văn hóa. Những cổ vật này chắc chắn rất có ích cho quá trình nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học, tuy nhiên, có lẽ các chuyên gia sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi khó có thể tiếp cận "kho báu" này vì chúng được đặt rất cẩn thận bên trong pho tượng cổ”.

Giới chức địa phương tin rằng các đồ tạo tác chưa bao giờ bị xáo trộn vì nằm bên trong bức tượng trong suốt mấy trăm năm qua. Dù trước đó có nhiều ý kiến cho rằng có rất nhiều món đồ cổ nằm ẩn sâu trong lòng bức tượng, nhưng đây là lần đầu tiên các đồ vật được phát hiện, hơn nữa lại được phát hiện bằng phương pháp quét CT. 

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra cách người xưa đặt kho đồ cổ này trong thân của tượng Phật. Hiện cũng không rõ liệu nhà chức trách có lấy cổ vật bên trong pho tượng ra hay không.

Monju Bosatsu (tượng Phật Văn Thù Bồ Tát) là bức tượng Phật nổi tiếng ở Nhật Bản, đã được lưu giữ nhiều năm trong ngôi đền Hokkeji. Bức tượng Phật cổ này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Nara và dự tính cho mọi người chiêm ngưỡng tới hết ngày 27-5 tới.

Trần Đức Tân

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文