Cuộc chiến đổi bò lấy cô dâu tuổi teen ở Nam Sudan

15:02 21/06/2017
Khi Nam Sudan rơi vào tình trạng bạo lực và nạn đói gia tăng thì gia súc - "nhân vật" trung tâm trong cuộc sống của các bộ lạc Dinka và Nuer đang đe dọa tương lai của nhiều cô gái tuổi teen. Vì "miếng cơm manh áo", nhiều gia đình chấp nhận cho con gái kết hôn sớm để đổi lấy lễ vật cưới là… gia súc.


"Chúng ta cần có bò để tồn tại"

Rebecca Amok, 15 tuổi kể lại rằng, cha buộc cô kết hôn với người đàn ông có tên là Sabit, 25 tuổi, vì gia đình Sabit sẽ mang đến của hồi môn là 15 con bò.

"Trước khi lấy chồng, tôi muốn làm bác sĩ và trở thành một nhà lãnh đạo của Nam Sudan", Rebecca Amok, hiện là mẹ của cô con gái 7 tháng tuổi chia sẻ.

"Tôi không muốn kết hôn sớm. Tôi đã khóc rất nhiều nhưng cha mẹ thuyết phục rằng: Hãy nhìn vào gia đình mình. Chúng ta cần có bò để tồn tại", Rebecca Amok nói tiếp. Đối với nhiều cô gái, hôn nhân là sự kết thúc của sự giáo dục, trong đó có Rebecca. 

"Tôi nói với chồng, hãy cho tôi đi học. Anh ta trả lời rằng, sẽ tính toán đến chuyện đó khi cai sữa cho con. Tôi biết, mọi thứ đều rất mơ hồ", Rebecca Amok nói.

Rebecca Katibo, bỏ học giữa chừng, kết hôn năm 15 tuổi với một người đàn ông 29 tuổi. Cái chết của cha đã khiến gia đình Rebecca Katibo rơi vào cảnh khốn khó. Gia đình Rebecca Katibo cần 90 con bò từ cuộc hôn nhân của cô để tồn tại.

"Lý do chính là cái đói. Nhiều bạn bè của tôi đã kết hôn vì nạn đói. Không gì có thể chắc chắn, liệu con gái tôi có rơi vào hoàn cảnh tương tự như tôi hay không. Đó là sự lựa chọn của anh ấy. Trong gia đình, mọi thứ đều được giải quyết bằng vũ lực", Rebecca Katibo nói.

Eleanor Aluel, 17 tuổi, đã kết hôn với Machon 30 tuổi vào đầu năm nay. Gia đình Eleanor Aluel nhận được 100 con bò. Eleanor Aluel không có ý định kết hôn sớm nhưng sau khi cha mất, gia đình cô gặp nhiều khó khăn về tài chính. Mẹ cô phải vật lộn một mình để nuôi bảy đứa con. "Anh trai tôi muốn lập gia đình nhưng không có gia súc trong nhà nên đành gác lại mọi chuyện. Cuộc hôn nhân của tôi là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề", Eleanor Aluel cho biết.

Martha Nyanadong, 17 tuổi, đã kết hôn vào tháng hai để bố cô có đủ gia súc cưới người vợ thứ tư, vốn là vợ của người anh ruột. "Tôi hỏi bố, tại sao lại bắt tôi kết hôn sớm trong khi tôi đang muốn tiếp tục đi học. Bố tôi nói rằng, ông muốn có bò và tôi phải tôn trọng quyết định của ông ấy", Martha Nyanadong kể lại.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 50% cô gái ở Nam Sudan kết hôn ở độ tuổi 18.

52% trẻ em gái ở Nam Sudan đã kết hôn ở độ tuổi 18

Cuộc nội chiến ở Nam Sudan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Sự "cộng hưởng" giữa bạo lực và hạn hán đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, khiến 100.000 người phải đối mặt với nạn đói, đe dọa cuộc sống của một triệu người khác.

Daniel Kon, điều phối viên của tổ chức từ thiện Plan International của Anh tại Rumbek nhận định: "Có xung đột về chính trị, sắc tộc và gia súc. Đồng thời, có mối liên hệ giữa xung đột và đói nghèo. Ai có nhiều gia súc, họ có thể có nhiều vợ, nhiều con hơn và gia tộc sẽ mạnh hơn".

Bò được coi là tất cả ở Nam Sudan. Nếu một người đàn ông kết hôn, gia đình anh ta phải có gia súc để mang đến cho gia đình cô dâu. Vì tình hình an ninh đã xấu đi, nạn bắt trộm gia súc tăng khiến con trai trong các gia đình không có gia súc không thể kết hôn. Gia đình có con gái thì coi con như một phương tiện để có được gia súc. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, 52% trẻ em gái ở Nam Sudan kết hôn ở độ tuổi 18, gần 10% kết hôn dưới 15 tuổi. Các nhà hoạt động xã hội cho biết, tình trạng trẻ em kết hôn sớm ở Nam Sudan đang gia tăng.

Tổ chức từ thiện Plan International đang cố gắng thuyết phục các bậc cha mẹ ở Nam Sudan không cho con gái kết hôn trước khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Plan International đã cung cấp bữa ăn miễn phí tại trường học cũng như thực phẩm cho các gia đình có con gái tham gia học tập mỗi ngày. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không ngăn được tình trạng kết hôn sớm đang tăng lên. 

Mạnh Tường (tổng hợp)

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文