Uganda Báo động nạn hiến tế trẻ em để cầu mưa

07:17 17/10/2017
Các thầy phù thủy đang hiến tế trẻ em ở Uganda để cầu mưa, theo một báo cáo mới nhất.


Các quan chức ở Uganda cho biết, số trẻ em bị hiến tế ngày một tăng, trong bối cảnh quốc gia Đông Phi này chống lại nạn hạn hán tồi tệ nhất trong hơn nửa thế kỷ. Hơn 11 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và hơn 1,6 triệu người đang trên bờ vực nạn đói.

Joel Mugoya, một người tin vào các phong tục truyền thống, nói: "Hạn hán khiến thức ăn bị thiếu hụt nghiêm trọng, và một số người cho rằng đây là do các linh hồn của tổ tiên. Vì vậy, người dân muốn tiến hành các lễ hiến tế để giúp họ thoát khỏi vấn đề này".

Trẻ em đến trường ở Busia, Uganda.

Lễ hiến tế thường liên quan đến việc lấy đi các bộ phận cơ thể, máu hoặc mô trong khi đứa trẻ còn sống.

Theo Mục sư Peter Sewakiryanga, lãnh đạo Mục sư đoàn Chăm sóc trẻ của Kyampisi: "Đó là một nghi thức tàn bạo, phá hoại mạng sống của trẻ em và ảnh hưởng đến tinh thần của bố mẹ chúng. Chúng tôi đang làm việc với cảnh sát để tiến hành bắt giữ các phù thủy tham gia vào nghi lễ. Chúng tôi cũng hỗ trợ những người sống sót về tài chính và tinh thần".

Ông Moses Binoga, một sĩ quan cảnh sát đứng đầu Tổ công tác Chống hiến tế người và buôn người, cho biết năm 2016 có 7 trẻ em đã bị hiến tế. Trước đó, năm 2015, có 7 trẻ em và 6 người lớn bị hiến tế. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn.

Chỉ trong tháng 9 vừa qua, hơn 44 người đã bị bắt giữ liên quan đến hàng loạt vụ giết phụ nữ và trẻ em. Một người đàn ông bị bắt thú nhận đã giết chết 8 phụ nữ. Tổng thanh tra Cảnh sát Uganda Kale Kayihura cho biết: "Những vụ giết người là những nghi thức lễ nghi. Chúng tôi đang làm việc cật lực để bắt giữ các nghi phạm còn lại”.

Một nạn nhân của các vụ giết người như vậy là bé trai John Lubega, 8 tuổi. Người ta tìm thấy thi thể của em trong đầm lầy vào tháng 2 mà không có răng, môi, tai và bộ phận sinh dục. Chị Jackline Mukisa, mẹ của nạn nhân nói: "Con trai vô tội của tôi đã chết vì đau đớn. Tại sao người ta lại giết con tôi?”.

Các nhà lãnh đạo nhà thờ trên khắp Uganda đang hợp tác với cảnh sát với hy vọng sẽ chấm dứt những hành vi tàn bạo này. Mục sư Sewakiryanga cho biết trẻ em đang biến mất trên khắp đất nước mỗi tuần. Thường thì chúng được tìm thấy đã chết, hoặc sống sót với những bộ phận cơ thể đã bị mất. "Đó là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng tôi đang chiến đấu với sự trợ giúp của chính phủ để chống lại", ông nói thêm.

Vào tháng 6-2017, một tòa án ở Uganda đã kết án một phù thủy tù chung thân vì đã hiến tế một cô bé 7 tuổi có tên là Suubi. Theo các nhà chức trách, tên phù thủy đã làm cô bé chảy hết máu rồi lấy đi bộ phận sinh dục của em trước khi cắt cổ và làm chảy hết máu người anh 10 tuổi Kanani của bé.

Theo KidsRights, một tổ chức toàn cầu ủng hộ trẻ em, Uganda có 650.000 nhà lãnh đạo truyền thống đã đăng ký và khoảng 3 triệu người chưa đăng ký. Hiến tế trẻ em cũng được báo cáo ở Tanzania, Nigeria, Swaziland, Liberia, Botswana, Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.

Thùy Dương

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra vào sáng ngày 16/11. Đây là giải thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Xung đột Israel-Palestine từ lâu đã trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, với giải pháp hai nhà nước được nhiều người coi là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và đau thương, phần lớn người Palestine đã mất niềm tin vào giải pháp này, cho rằng đó là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文