Độc đáo "Thành phố xe đạp" và những chuyện lạ chỉ có ở phố cổ
Phố cổ Hội An vốn nổi danh bấy lâu là một thành phố môi trường, một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Nhưng thời gian gần đây, Hội An còn được du khách trong và ngoài nước ưu ái nhắc đến thêm một danh hiệu mới "Thành phố xe đạp".
Thành phố có người dân và du khách đi xe đạp nhiều nhất Việt
"Ngày cuối tuần, không có gì thi vị bằng được thả mình đạp xe dọc hai bên bờ sông Hoài để chìm lắng trong không gian tĩnh lặng. Được đón những tia nắng vàng e ấp len qua hàng hoa giấy rợp mát. Hay thênh thang dạo quanh các con phố cổ để ngắm từng bờ tường, những mái ngói rêu phong để cảm nhận cuộc sống yên bình..." - Jean Cabane (quốc tịch Pháp) một họa sĩ vẽ tranh giấy dó nổi tiếng, cũng là chàng rể Tây ở phố cổ Hội An đã chia sẻ như vậy với tôi một cảm giác rất thật về phố cổ, về thú đi xe đạp của ông. Ấy vậy nên ở bất cứ khu phố, con đường hay ngõ hẻm nào chúng tôi cũng luôn bắt gặp hàng đoàn du khách nước ngoài hào hứng với thú vui giản dị dạo quanh phố cổ bằng phương tiện giao thông là xe đạp.
Một điều đặc biệt, cũng là một sáng kiến độc nhất vô nhị và hết sức táo bạo có thể nói ở Việt Nam chỉ có Hội An mới làm được, đó là: Mới đây (chính thức từ 1/4/2014 - PV) khi vị lãnh đạo cao nhất của TP Hội An, Bí thư Thành ủy - Nguyễn Sự khởi xướng việc cán bộ công chức (CBCC), người dân sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại, đến công sở đã tạo nên sự quan tâm rất lớn trong dư luận. Sau phát động, thống kê sơ bộ cho thấy, toàn thành phố hiện đã có hơn 60% số cán bộ đi làm bằng xe đạp.
Riêng cán bộ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao; Trung tâm Quản lý và bảo tồn di tích Hội An đã hưởng ứng 100%... Có thể nói chủ trương CBCC và người dân ở phố cổ Hội An đi xe đạp dường như đã thành công ngay từ ý tưởng ban đầu cho đến khi thực hiện. Và sẽ thành công hơn nữa khi người dân nơi đây đang cố gắng để xây dựng một thành phố thân thiện, môi trường, không có tiếng động cơ… và là thành phố của thiên đường xe đạp.
Du khách nước ngoài rất hào hứng với thú vui giản dị dạo quanh phố cổ bằng phương tiện giao thông là xe đạp. |
Nơi duy nhất đưa xe đạp tre "hội nhập" thế giới
Khi xe đạp làm phương tiện giao thông chính của người dân đã là nét độc đáo, hiếm thấy của Hội An giữa nhịp sống ồn ã, ô nhiễm môi trường, tắc đường, kẹt xe hiện nay ở các thành phố. Thì ở Hội An xe đạp còn có một cái độc lạ, rất thuần Việt: "Xe đạp tre". Cây tre bao đời nay gắn liền với làng quê Việt, những cây tre gầy guộc, mộc mạc là biểu tượng của tâm hồn người Việt, nay đã được hai cha con nghệ nhân xứ Quảng ông Võ Tấn Mười (72 tuổi, xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam) dùng làm nguyên liệu chính cho việc chế tạo ra những chiếc xe đạp độc đáo cho du khách ở phố cổ và thậm chí đang tìm hướng "hội nhập" ra thế giới.
Xưởng chế tạo xe đạp tre có một không hai của gia đình ông Mười giờ rất nổi tiếng, là điểm mà du khách khi đến với Hội An không thể bỏ lỡ cơ hội được ghé thăm và chiêm ngưỡng. Con trai ông Mười, anh Võ Tấn Tân (35 tuổi) còn tự hào khi chia sẻ: Là thế hệ "tre già măng mọc", tuổi thơ và tâm hồn Tân được nuôi lớn lên cùng những cây tre và những sản phẩm mỹ nghệ truyền thống từ tre của gia đình. Nên dù có làm gì, ở bất cứ nơi đâu Tân cũng không thể bỏ được nghề tre.
Ước mơ của cha con nghệ nhân Võ Tấn Mười là đưa xe đạp tre Hội An ra "hội nhập" thế giới. |
Nhờ kinh nghiệm lâu năm của ông Mười, say mê tìm tòi học tập kỹ thuật của Tân và trợ giúp nhiệt tình của Alex Lakassen (45 tuổi một người bạn thân quốc tịch Hà Lan) hiện nay xưởng tre của họ đã chế tạo thành công được cả khung xe đạp tre thể thao cho người nước ngoài. Dự án "sản xuất xe đạp tre xuất ngoại" của cha con nghệ nhân Tấn Mười đã thành công và dần trở thành một cơ sở sản xuất xe đạp tre có thương hiệu. Với giá của những chiếc xe đạp xuất ra thị trường nước ngoài là 25 triệu đồng/ chiếc thì chắc chắn sẽ giúp cho cha con ông Mười và người dân ở địa phương có thu nhập cao.
CSKV khu vực phố cổ đi xe đạp xuống địa bàn để giao dồi ngoại ngữ là nét độc đáo riêng chỉ có ở phố cổ Hội An. |
Cảnh sát khu vực phố cổ xuống địa bàn bằng xe đạp để gần dân và trau dồi ngoại ngữ
Vừa đạp xe từ "điểm nóng" buôn bán hàng rong ở đoạn chùa Cầu trở về đơn vị, Đại úy Trương Đức Liên, Phó trưởng Công an phường Minh An đã vội tiếp tục đạp xe thẳng hướng đường Bạch Đằng khi nghe đồng đội báo cáo có một vụ trộm tài sản của du khách. Anh chỉ tranh thủ giờ nghỉ trưa để chia sẻ được với tôi về câu chuyện "xe đạp", chuyện công việc: "Bản thân tôi đã có đến 14 năm đảm nhiệm Cảnh sát khu vực (CSKV) tại phường Minh An. Thì cũng từng ấy năm, bất kể trời mưa hay nắng xe đạp là phương tiện tối ưu, gắn bó nhất của tôi khi xuống địa bàn. Hình ảnh các chiến sĩ đi xe đạp xuống địa bàn để gần dân hiện đã là một mô hình được lực lượng Công an cả nước nhân rộng. Nhưng riêng ở phố cổ Hội An, mà đặc biệt là CSKV của phường trung tâm Minh An thì đi xe đạp xuống địa bàn đã có từ nhiều năm nay. Hình ảnh những chiến sĩ CSKV đạp xe trên khắp các đường phố Hội An luôn là một hình ảnh đẹp, ấn tượng, thân thiện trong lòng du khách quốc tế. Vì gần dân, gần du khách, nên cũng nhờ xe đạp mà bất cứ con hẻm nhỏ, sâu nào của phố cổ chúng tôi cũng đến được. Ngoài ra, anh em CSKT chúng tôi vì ở một địa bàn đặc biệt "nhiều Tây" nên còn hay nói vui nhưng có thật là "có điều kiện trao dồi ngoại ngữ hơn". Chuyện không hiếm khi chiến sĩ CSKV làm những hướng dẫn viên đi xe đạp bất đắc dĩ, hay nhờ vốn ngoại ngữ vững mà không ít vụ việc liên quan đến du khách nước ngoài được khám phá một cách nhanh chóng.
Ông Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An: "Đi xe đạp không phải là " chậm lại hay thụt lùi. Với Hội An đó thực sự là phát triển, và nhằm hướng đến xây dựng một thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch đầu tiên của Việt Nam. |
Khi nói về mô hình lực lượng CSVK, CSGT đi xe đạp để gần dân, Đại tá Nguyễn Văn Hòa, Phó trưởng CATP Hội An cũng cho hay: "Chủ trương này không những phù hợp với đặc thù Hội An, mà đảm bảo môi trường, sức khỏe, an toàn giao thông, gần dân, sát dân. Khi thành thói quen, nó như bộ môn tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai mà rất tiết kiệm ngân sách...
Cũng theo Đại tá Hòa, CATP Hội An đã lập kế hoạch vận động CBCS thực hiện chủ trương này. Theo đó, trước mắt, các chiến sĩ CSKV, Công an xã, phường đi công vụ xuống dân; CBCS khối văn phòng, hành chính, tổng hợp đến công sở sẽ sử dụng xe đạp làm phương tiện công tác trên địa bàn. Đánh giá về hiệu quả của người Hội An với thói quen đi xe đạp, Trung tá Nguyễn Chí Dũng, Đội trưởng Đội CSGT CATP Hội An khẳng định: Đây là một nét văn hóa đẹp, phù hợp môi trường du lịch Hội An, lại đảm bảo về ATGT, trật tự đô thị…
Việc người dân Hội An có thói quen đi xe đạp đã giảm thiểu gần như tuyệt đối về ùn tắc giao thông, không đua xe, lạng lách đánh võng. Còn về tai nạn thì ít địa phương, cấp tương đương TP Hội An có được. Trong năm 2013, toàn TP Hội An chỉ xảy ra 7 vụ TNGT nghiêm trọng. Quả là một tín hiệu đáng mừng, hiếm có, được xem là thành phố ATGT nhất Việt
Hội An là thành phố đầu tiên của Việt |