Hunzas: Bộ tộc khỏe đẹp nhất thế giới

10:13 04/12/2019
Trên thế giới có rất nhiều bộ tộc đặc biệt kỳ lạ khiến người ta phải sửng sốt khó tin, chẳng hạn như bộ tộc người da xanh, tộc người không biết cười, tộc người cả đời không tắm... Cùng Chuyên đề CSTC cầu tìm hiểu về bộ tộc độc lạ như thế: Bộ tộc khỏe đẹp nhất thế giới, Hunzas.


Bộ tộc Hunzas tập trung ở thung lũng Hunza cao 3.000m so với mực nước biển, được bao quanh bởi những ngọn núi lớn và gần như biệt lập với thế giới. 

Trước đây, vùng đất này từng là một vương quốc nhỏ bé độc lập với bất kỳ quốc gia nào, nhưng hiện tại nó là một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pakistan. Người Hunzas cho rằng họ là hậu duệ của Alexander Đại đế. Ngôn ngữ của họ là sự pha trộn giữa tiếng Macedonia cổ đại và một số ngôn ngữ từ tiếng Hy Lạp cổ đại được nói trong đế chế Ba Tư.

Điểm đặc biệt của bộ tộc Hunzas chính là sức khỏe, tuổi thọ trung bình cao, rất ít mắc bệnh và phụ nữ thì có ngoại hình trẻ đẹp. Người ta cho rằng người Hunzas sống tới 120 tuổi, có người sống tới 150 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình ở đất nước Pakistan chưa đến 70 tuổi.

 Hơn nữa, bộ tộc này không hề mắc các bệnh thời hiện đại như: ung thư, tim mạch, tiểu đường, các bệnh truyền nhiễm... Vậy làm sao họ có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh đến thế? Họ có bí quyết gì đặc biệt chăng? Môi trường sống có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ?

Theo các nhà nghiên cứu, người Hunzas sống thọ chủ yếu nhờ chế độ ăn uống thanh đạm, chừng mực. Họ ăn uống chủ yếu để đủ duy trì sức khỏe hơn là cho sự thỏa mãn khẩu vị, bữa ăn của họ cũng được chế biến giản đơn. 

Cụ thể người Hunzas chỉ ăn 2 bữa một ngày. Bữa ăn đầu tiên lúc 12 giờ trưa. Người dân nơi đây dậy từ rất sớm, lao động vất vả và tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng ăn sáng rất trễ. Còn thực phẩm của họ hoàn toàn tự nhiên, không chứa bất kỳ hóa chất nhân tạo nào, mọi thứ đều tươi, sạch nhất có thể, gần với tự nhiên, nguồn gốc sản xuất và không phải bảo quản theo một chu trình phức tạp. 

Hơn nữa thực đơn cho bữa ăn của họ cũng chủ yếu là rau củ quả xanh, các loại ngũ cốc như lúa mạch, kê và lúa mì... không bỏ lớp vỏ ngoài và mầm, nhờ vậy mà họ hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất thiên nhiên vừa phong phú vừa giàu dinh dưỡng. Tất cả các loại rau củ được sử dụng tươi sống hoặc nấu chín đơn giản. Sữa và pho mát là nguồn protein động vật quan trọng. 

Người Hunzas gần như không ăn thịt mà chỉ dành nó cho những dịp đặc biệt như đám cưới hoặc lễ hội, và mỗi người được một khoanh thịt nhỏ, hầm kỹ. Thịt là một phần rất nhỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày nên cũng có thể coi họ là bộ tộc ăn chay.

Món ăn yêu thích của bộ tộc khỏe đẹp này chính là sữa chua và bánh chapatti, một loại bánh nướng truyền thống được làm từ lúa mì, hạt kê, kiều mạch, bột lúa mạch, không tinh chế và giữ nguyên lớp vỏ cám quý giá, giàu dinh dưỡng của ngũ cốc.

Một thứ không thể thiếu trong đời sống, một loại lương thực chính của bộ tộc ở thung lũng Hunza chính là trái mơ, loại quả được cho là chìa khóa đằng sau sức khỏe tuyệt vời của người Hunzas. Họ ăn rất nhiều mơ, vốn giàu Amygdalin (vitamin B-17) - chất có thành phần chống ung thư. 

Những vườn mơ được nhìn thấy khắp mọi nơi ở Hunza và sự ổn định kinh tế của một gia đình được đo bằng số lượng cây họ đang trồng. Họ ăn quả mơ tươi khi vào mùa và phơi khô dưới ánh mặt trời để ăn trong suốt mùa đông dài lạnh. Họ xay nhuyễn quả mơ khô và trộn chúng với tuyết để làm kem. Món kem này không cần đường vì quả mơ đã có vị ngọt tự nhiên.

Ngoài rau quả thiên nhiên, người Hunzas sử dụng nguồn nước tinh khiết và giàu khoáng chất có lợi cho cơ thể ở các dòng sông băng chảy từ dãy Himalaya để uống và tắm. Một yếu tố khác tạo nên sức khỏe dẻo dai của người dân bộ lạc là họ dành nhiều giờ đi bộ đường dài dọc con đường núi dốc đứng mỗi ngày. Họ thức dậy sớm để làm việc và đi ngủ vào lúc chập tối, một lối sống hòa hợp với tự nhiên khiến chúng ta phải học hỏi.

Điều quan trọng nhất giúp bộ tộc Hunzas có cuộc sống khỏe mạnh chính là tinh thần lạc quan, vui vẻ với nụ cười hạnh phúc lúc nào cũng thường trực trên môi. Căng thẳng, suy nghĩ, những mâu thuẫn dường như không có trong từ điển của người Hunzas. Họ hoàn toàn không mắc các bệnh tâm lý liên quan tới căng thẳng và hoàn toàn miễn nhiễm với sự tự nghi ngờ hay thất bại.

Trần Thăng

Chiều 30/4, đoàn công tác do Trung tá Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên Thiếu tá Hoàng Văn Huấn, cán bộ Phòng CSGT đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do bị thương khi làm nhiệm vụ.

Sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (SN 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái Chu Thị Tuyết Mai , SN 1967, trú tại tỉnh Bắc Giang, đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của CBCS Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Sau khi thất lạc, chị Mai đã được một gia đình nhận nuôi và đặt tên là Nguyễn Thị Thủy.

Vượt hơn ngàn cây số, những cựu chiến binh từ các tỉnh phía Bắc mang theo trái tim nồng thắm đến TP Hồ Chí Minh trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Đó là những tâm trạng vui, buồn lẫn lộn của nhiều phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Quyết Tiến (Bộ Công an) có thành tích cải tạo tốt đang được đề nghị đặc xá và đủ điều kiện đang được đề nghị Tha tù trước thời hạn đã được phóng viên Báo CAND ghi lại trong những ngày gần đây.

Chiều 30/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên cho biết, vào khoảng 2h sáng cùng ngày, trên tuyến QL279 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe ô tô khiến 1 người tử vong. Tài xế gây tai nạn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,230 mg/L khí thở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.