Kỳ thị đồ tể

11:06 05/12/2016
Tại Nhật Bản hiện đại, người giết mổ heo bị khinh ghét, bị xếp vào giai cấp cùng đinh Burakumin, hay còn bị gọi là “người nhà quê”.


Vào thời phong kiến, Burakumin dùng để chỉ loại người thô kệch, quê mùa ở dưới đáy xã hội. Theo báo Independent (Anh) giai cấp Burakumin bị quy chụp là người “mang linh hồn xấu xa vì sát sinh”, theo giáo lý nhà Phật và Thần đạo. Burakumin  còn có người theo các nghề liên quan cái chết, như người xử tử hình, nhân viên nhà đòn và người đào mộ, cùng các hội kinh doanh thịt gia súc, xí nghiệp da và cửa hiệu bán giày.

Không cưới gả cho đồ tể

Người thuộc giai cấp Burakumin còn bị gọi là Eta (uế đa, tức cực kỳ ô uế). Thời phong kiến, quý tộc hoặc các hiệp sĩ samurai có thể giết chết giai cấp Eta mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào trước pháp luật, nếu như người Eta bị nghi phạm pháp. Giữa thế kỷ 19, một sắc lệnh hoàng gia vẫn còn tuyên bố “một Eta đáng giá bằng 1/7 một người bình thường”.

Tại chợ thịt Shibaura ở Tokyo, người giết mổ gia súc luôn bị coi thường. Công việc của họ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, huấn luyện đặc biệt và cả sức mạnh tinh thần, có khi để ra nghề phải mất hàng chục năm học việc. Nhưng nhiều người vẫn không thể tự hào về nghề nghiệp của mình. Người mổ heo Yuki Miyazaki nói: “Khi người ta hỏi chúng tôi làm nghề gì, chúng tôi rất ngại trả lời.

Trong phần lớn trường hợp, vì chúng tôi không muốn gia đình mình tổn thương. Nếu chúng tôi bị phân biệt đối xử, chúng tôi có thể chống lại. Nhưng nếu đó là con cái chúng tôi thì khó. Chúng tôi phải bảo vệ chúng.

Giai cấp Burakumin bị quy chụp là người "mang linh hồn xấu xa vì sát sinh".

Nếu con tôi bị kỳ thị, chúng chẳng có cách nào để đối phó”. Ông Tanagawa nói đã đến lúc phải giải quyết vấn nạn kỳ thị giai cấp Burakumin: “Chúng tôi đang ráng loại trừ những sự cố này, và khi chúng xảy ra, chính quyền địa phương cần vận động công dân phản đối mạnh mẽ, nhằm dập tắt sự kỳ thị ngay lập tức”.

Trong một cuộc thăm dò do chính quyền tiến hành năm 2014, cứ 10 người thì 1 người nói họ không cho phép con cái làm vợ (chồng) người có gốc gác Burakumin. Bà mẹ 3 con Yoshiko Suzuki, 50 tuổi, nói rằng: thế hệ bà không thật sự quan tâm ai là người Burakumin, nhưng bà cũng không làm vợ một người thuộc giai cấp này, vì cha mẹ bà phản đối. Bà cũng không muốn con bà lấy người Burakumin làm chồng (vợ).

Một lý do để lo ngại là  vì mối liên hệ của giai cấp Burakumin với tổ chức tội ác Yakuza ở Nhật. Jake Adelstein, một phóng viên người Mỹ chuyên về tội phạm hình sự ở Nhật trong 20 năm qua, ước tính 1/3 các yakuza có gốc gác từ dân Burakumin, khi xã hội tẩy chay họ.

Đã khổ còn bị dọa giết

Gần đây, ở các chợ thịt Nhật, nhiều người giết mổ, bán thịt heo đã phải nhận những bức thư đe dọa sẽ mãi mãi kỳ thị. Trong thư bày tỏ sự cảm thông cho đàn gia súc phải vào lò mổ vì “chúng đã bị những tên Eta sát hại”. Ngay cạnh chồng thư căm hận trên chiếc bàn trong căn phòng ở chợ Shibaura là một chồng thư khác của các học trò đã tới thăm khu chợ nói lời cảm ơn với những chú hàng thịt, sau khi hiểu được về kỹ năng và sự đòi hỏi cao với công việc này.

Nhưng bà nội trợ Masako ở thành phố cảng Osaka kể, bà đã nhận được một lá thư mà không người mẹ nào muốn con cái họ đọc. Thư viết: “Này, bọn giết bò, bọn Eta khát máu. Chúng mày không thể làm nghề gì khác sạch sẽ hơn? Chúng tao đều thù ghét chúng mày. Dù hàng chục thập niên hoặc thế kỷ trôi qua, chúng tao sẽ mãi mãi kỳ thị chúng mày”. 

Những người thợ thuộc da của Nhật bản ở thế kỷ 19.

Masako (tên giả) là một hậu duệ của giai cấp Burakumin, kể con bà đã hỏi: “Tại sao chuyện này xảy ra với chúng ta? Tại sao chúng ta khác họ, chuyện này còn kéo dài không?”. Người mẹ không thể nào trả lời.

Hàng trăm cư dân cùng huyện Yao với Masako cũng nhận những lá thư thù hận này. Bà cụ Osamu không dám ngủ khi đêm xuống, và bà sợ đến độ không dám mở cửa khi có người gõ cửa nhà bà. Những lá thư thù hận này cũng được gởi đến ở hai thành phố Kyoto và Kobe, riêng ở Osaka có 500 người thuộc Burakumin đã phải nhận thư.

Còn đó thái độ kỳ thị

Hiện Nhật tôn trọng chủ nghĩa tự do, nhưng các nhà hoạt động xã hội nói, thái độ đối xử với giai cấp cùng khổ nhất vẫn không thay đổi. Từ hàng chục năm qua, chủ trương của chính phủ là không đề cập những vấn nạn mà khoảng 3 triệu người thuộc giai cấp Burakumin phải đối mặt. Đa số họ đều giấu nguồn cội vì sợ bị làm nhục. 

Vì là chủ đề kiêng kị, nên hiếm khi báo giới Nhật đề cập nạn phân biệt giai cấp. Nhưng những lá thư hận thù đã thúc đẩy một chiến dịch kết thúc sự im lặng này, cũng để  cảnh báo những nguy cơ. 

Hệ thống giai cấp trong xã hội Nhật bị loại bỏ vào năm 1871 cùng với chế độ phong kiến, nhưng những rào cản với sự hòa hợp hoàn toàn vẫn còn đó. “Người nhà quê” Burakumin sống bên lề xã hội trải khắp nước Nhật. Những năm 1960, chính quyền đã nỗ lực giúp họ hòa nhập vào xã hội, thông qua các dự án nhà ở xã hội và nâng mức sống, nhưng sự phân biệt đối xử vẫn tiếp tục.

Vào giữa những năm 1970, một nhóm đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp Burakumin phát hiện một danh sách viết tay 330 trang, trong đó có  tên tuổi các Burakumin và nơi họ sinh sống. 

Danh sách này được bán lén cho các công ty, và rất nhiều công ty lớn ở Nhật đã sử dụng danh sách này để xem xét tuyển dụng lao động. Những người có tên trong danh sách sẽ bị loại trước tiên. 

Năm 2009, giai cấp Burakumin còn phản ứng dữ dội, khi bản đồ Google Earth công khai một số địa điểm ở Tokyo và Osaka ngày nay từng là những ngôi làng Burakumin trong quá khứ.

Ngày nay, khó biết con số chính xác những người sống ở các cộng đồng Burakumin. Một cuộc thăm dò của chính quyền năm 1993, liệt kê khoảng 1 triệu người sống trong hơn 4.000 cộng đồng này trên cả nước.

Liên đoàn Giải phóng Burakumin (BBL), một tổ chức dân sự thành lập năm 1955, cho rằng số cộng đồng này khoảng 6.000, và nói những người liên quan tới giai cấp Burakumin là vào khoảng 3 triệu.

Toshikazu Kondo, thuộc BLL, nói ông vẫn bắt gặp danh sách những Burakumin ngày nay, nhưng với mục đích khác. Ông nói: “Những năm 1970, họ dùng danh sách này để tuyển dụng, nhưng giờ nhà nước đã cấm điều đó. Nay họ dùng danh sách này để kiểm tra dâu rể tương lai”.

Tuy nhiên, ông Kondo hy vọng tình hình sẽ ngày càng được cải thiện hơn. “Không còn sự thù ghét nhiều như trước kia”, Kondo nói. “Chúng tôi vẫn còn bị phân biệt đối xử, nhưng giờ đã có thể sống khá thoải mái”.

Masahiko Tanigawa, Chủ nhiệm BLL ở Tokyo, nói: “Giáo dục mọi người là điều cơ bản phải làm. Các luật nhân quyền được thông qua, nên có vài tiến bộ, nhưng vẫn chưa thể đủ”. Ông cũng nói chưa có luật nào, nên BLL chưa thể truy tố những người có thái độ hận thù giai cấp Burakumin. Ông cho biết đang cố gắng vận động để có một luật nhằm buộc tội sự kỳ thị, thù hận này là vi phạm pháp luật.

Kim Hương (theo Independent)

Nắng nóng gay gắt chấm dứt ở miền Bắc với sự xuất hiện của mưa lớn diện rộng với lượng mưa có nơi trên 50mm, nền nhiệt giảm nhanh gần 10 độ C. Khu vực Trung và Nam Bộ duy trì nắng nóng như "thiêu đốt".

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文