Ngôi đình cổ 800 năm tuổi ở Thái Bình

09:00 29/01/2014

Tọa lạc tại giữa làng Bồng Lai, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngôi đình Bồng Lai có diện tích 1.729m2 là nơi thờ vị tướng Yết Kiêu có công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông (1285 - 1288) được khởi công xây dựng từ cuối đời trần, đầu đời họ Lê. Tính đến nay ngôi đình đã hơn 800 năm tuổi, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quan trọng. Theo sử sách ghi lại rằng, xã Vũ Tiến có từ thời Hậu Lê song đất đai, làng mạc được hình thành từ thời Lý, Trần.

Tương truyền vị tướng Yết Kiêu là người đã nghĩ ra kế, trực tiếp chỉ huy đánh giặc trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông (năm 1285 - 1288) đánh bại thủy tướng Ô Mã Nhi và Toa Đô. Vị tướng tài Yết Kiêu quê gốc ở xã Hạ Bì, huyện Gia Phúc, tỉnh Hải Dương sinh ra trong gia đình nghèo sống bằng nghề bắt cá. Ngày trước, ông là một trong những gia tướng giỏi của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo và được sắc phong là "Tuấn Lương dực bảo trung hưng linh tế" .

Sau này ông mất, để tưởng nhớ công ơn, người dân nơi đây đã cùng nhau tổ chức quyên góp tiền của, công sức để xây đình, rước Thánh Yết Kiêu về làm Thành hoàng làng, hằng năm mở hội cầu bình an. Cũng tại đây, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đình làng Bồng Lai là trụ sở UBND cách mạng để cán bộ Việt Minh địa phương hội họp, tổ chức phát động các phong trào diệt giặc đói, bình dân học vụ, hậu phương tích cực chuẩn bị kháng chiến. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Thái Bình (1950 - 1954), đình làng Bồng Lai là nơi nuôi giấu cán bộ, rèn luyện võ nghệ lên kế hoạch đấu tranh, là nơi chứng kiến, đưa tiễn hàng trăm những người con ưu tú của quê hương ra mặt trận chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ quốc.

Đình mở cửa vào những ngày tuần lễ rằm, có đông khách thập phương về tham quan, viếng vọng.

Ông Trần Văn Đồng (50 tuổi) là trưởng làng, người được giao trọng trách trông coi đình cho biết: "Đình Bồng Lai ngày trước có tên gọi là đình Thái Lai những năm gần đây mới đổi thành như vậy. Ngày 8/10/2013 vừa qua đình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Hiện trong đền còn lưu giữ nhiều cổ vật, thờ phụng hàng trăm năm có giá trị, đặc biệt ở cung cấm còn lưu giữ bộ ngai mũ vàng của danh tướng Yết Kiêu, ngoài ra còn có các sắc phong của vua chúa qua các triều đại Lê, Nguyễn.

Hằng năm đình mở hội vào ngày 10 - 15-2 âm lịch, hội diễn ra với nhiều nghi thức tế lễ trang trọng, những trò chơi dân gian độc đáo. Trong đó, cuộc thi giã bánh dầy nhằm tưởng nhớ lại vị tướng Yết Kiêu thời kì đánh giặc đã lệnh cho quân sĩ mình nặn bánh dầy để làm lương thực đi đường trường dài vừa chống được đói lại không bị thiu".

Các sắc phong của vua chúa qua các triều đại Lê, Nguyễn... vẫn được gìn giữ cẩn thận đến ngày nay.

Trải qua gần một nghìn năm tuổi, ngôi đình vẫn giữ được nét cổ kính và nổi bật về công trình kiến trúc, tuy nhiên theo thời gian những hạng mục đó nay lại đang dần xuống cấp. Theo ghi nhận của PV thì ngôi đình cổ được đặt trên nền địa thế hướng đông nam, cổng đình rộng 4,1m, hai bên xây trụ kiểu có thiết diện vuông, đắp các họa tiết văn hoa Long - Ly - Quy -  Phượng - Tùng - Trúc - Cúc - Mai được những nghệ nhân thời trước trạm trổ một cách tinh hoa điêu luyện, trên đầu đặt nghê thần.

Đình Bồng Lai có 3 tòa kết cấu theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ công. Tòa tiền tế 5 gian, tòa trung tế 3 gian, tòa ống muống 4 gian. Tòa tiền tế, hay còn gọi cung nhất gồm 5 gian mỗi gian rộng 4m có chiều dài 7m và được làm theo kiểu mái cong đao guột trái bồ câu, có tất cả 6 kèo cao 3,45m xung quanh được trạm khắc hoa văn mây lá lật cách điệu.  Tòa trung tế (cung nhị - PV), nằm cách tòa tiền tế 3,8m ngăn cách một sân nhỏ diện tích sân 23m2, lợp ngói mũi và gồm 3 gian tòa 4 bày tiền, bày hiên, cột kèo đều trạm trổ hoa văn từ thời Lê hết sức tinh xảo, độc đáo. Tòa ống muống, hay còn gọi là hậu cung, nằm nối với tòa trung tế được ngăn cách bằng hệ thống 4 gian, có chiều sâu 4m rộng 6m. Bộ khung kiến trúc có 2 bộ, vì kèo có 4 hàng cột kích thước cao 4,7m chu vi 1m, cột quân cao 1,6m  nối nhau theo kiểu thượng ván hạ chồng rường. Gian giữa là cung cấm, sàn làm bằng khung lắp ván bưng, trong đó đặt ngai và bài vị Thành hoàng Yết Kiêu.

Ngày xuân, đình cổ Bồng Lai là một địa danh văn hóa thú vị để du khách yêu lịch sử và văn hóa Việt có thể đến đây thăm thú những trầm tích văn hóa xưa và thưởng ngoạn những cổ vật quý giá hàng trăm năm tuổi

Thanh Tuyền

Tối 30/4, khắp các tuyến phố trung tâm TP Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa, ánh sáng và âm thanh, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đông đảo người dân và du khách đã đổ về các điểm tổ chức sự kiện để hòa mình vào không khí lễ hội sôi động, náo nức.

Tối 30/4, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) đã giành chiến thắng trong trận bán kết lượt về Shoppee Cup 2024/2025 qua đó giành vé đi tiếp. Điều đặc biệt chiến thắng trên có sự đóng góp quan trọng của hàng thủ đại diện Việt Nam. HLV Mano Polking dường như đã tìm ra lời giải cho bài toán nhân sự nơi hàng công của CAHN.

Lúc 18h ngày 30/4, tại Công an phường Mỹ Xuân, TP Phú Mỹ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Văn Luân (SN 1989, thường trú tỉnh Quảng Bình) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".  

Chiều 30/4, đoàn công tác do Trung tá Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên Thiếu tá Hoàng Văn Huấn, cán bộ Phòng CSGT đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do bị thương khi làm nhiệm vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.