Phát hiện giống nhện Tarantula mới có sừng

11:11 13/03/2019
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một giống nhện Tarantula hoàn toàn mới và còn kinh khủng hơn khi chúng không những to, đầy lông lá mà còn sở hữu một cái sừng quái dị mọc ra đằng sau lưng.


Tarantula vốn là một loài nhện to lớn, sở hữu 8 cái chân dài và một thân hình lông lá đầy ghê rợn... luôn khiến nhiều người phải khiếp sợ khi bắt gặp chúng. Thế nhưng mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một giống nhện Tarantula hoàn toàn mới và còn kinh khủng hơn khi chúng không những to, đầy lông lá mà còn sở hữu một cái sừng quái dị mọc ra đằng sau lưng.

Được biết, loài nhện mới đã lộ diện lần đầu tiên trong một dự án có tên National Geographic Okavango Wilderness Project, có mục đích điều tra, phân loại và bảo vệ đa dạng sinh học của một khu vực tại châu Phi, tập trung ở vùng Okavango và các quốc gia Angola, Botswana và Namibia.

Nhà côn trùng học John Midgley tại Bảo tàng KwaZulu, Nam Phi là người đầu tiên tiếp xúc với con nhện sừng Tarantula. Khi đó Midgley đã ra ngoài thu thập một số mẫu côn trùng ở vùng rừng nhiệt đới Angola và phát hiện ra hang động của sinh vật lạ. Vào ban đêm, Midgley nhanh chóng quay trở lại và đào những cái hang đó, đem được con nhện sừng về nghiên cứu. 

Ngoài thân hình đồ sộ thường thấy giống nhện khỉ đầu chó, nhà côn trùng học đã tìm ra điểm vô cùng bất thường khiến con nhện anh vừa tìm được trông không khác gì sinh vật ngoài hình tinh. Đó là một cái sừng nhô ra từ phía lưng của nó, có cấu trúc khá mềm, giống hệt với một quả bóng bị xì hơi.

Ngay sau đó, Midgley liên hệ với các đồng nghiệp của anh và đồng thời cùng tìm thêm nhiều mẫu nhện tương tự. Lúc đầu khi thấy con Tarantula lạ lẫm này, anh những tưởng nó chỉ là một dạng đột biến bất thường, nhưng việc phát hiện thêm 2 cá thể có cái sừng như con đầu tiên cho thấy đây không phải là một dạng đột biến, mà là minh chứng cho thấy anh vừa khám phá ra một loài sinh vật hoàn toàn mới. 

Nhưng điều bất ngờ, mới mẻ với các nhà khoa học này lại đã trở nên quen thuộc với dân địa phương. Tại Angola, chúng được gọi là "chandachuly" trong tiếng Luchazi, từ đó các nhà khoa học cũng tìm thêm được khá nhiều thông tin về nhện sừng từ người dân. Còn các nhà khoa học đặt tên cho loài nhện mới này là Ceratogyrus attonitifer.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao loài nhện Ceratogyrus attonitifer lại có cái sừng mềm mọc ở lưng. Trước kia từng có những giống nhện sở hữu sừng ở lưng nhưng lại sở hữu kết cấu cứng cáp, có cơ bắp... nhưng loài nhện tại Nam Phi lại có cái sừng mềm thừa thãi kia là vì sao, chiếc sừng này để làm gì, có tác động như thế nào đến cuộc sống của loài nhện Ceratogyrus attonitifer, hay chỉ đơn giản làm vật trang trí cho “ngầu” để dọa nạt các loài vật khác mà thôi.

Các nhà khoa học cũng cho biết loài vật lạ lùng, trông gớm ghiếc khiến ai cũng phải tránh xa này chỉ ăn côn trùng, vết cắn gây đau nhưng không nguy hiểm, cực kỳ hung hãn và có thể nhảy ra tấn công bất cứ vật thể nào đe dọa nơi cư ngụ của chúng.

Bảo Ngọc

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文