Sẽ có voi ma mút... nhân bản
- Nhặt được vật thể, nghi voi ma mút hóa thạch
- Hồi sinh loài voi ma mút
- Phát hiện xác ướp một chú voi mamút con
Giáo sư Hwang Woo-Suk không đi sâu vào chi tiết về những tiến bộ trong việc khôi phục loài vật bị tuyệt chủng cách nay vài nghìn năm, song ông mong đợi sẽ xuất bản những nghiên cứu mới trong các tạp chí khoa học ngay khi “các kiểm tra” được hoàn thành.
Phát biểu tại Yakutsk - thủ đô voi ma mút của Nga, nơi sẽ tổ chức một trung tâm quốc tế tiên phong dành cho loài vật này – giáo sư Hwang Woo-Suk khẳng định tiến bộ trong việc đưa voi ma mút trở lại cuộc sống sau khi có được sự hợp tác giữa các chuyên gia 2 nước.
Ảnh minh họa. |
Ông Hwang Woo-Suk nói: “Với nỗ lực chung không biết mệt mỏi, chúng tôi đã đạt được cái mà chúng tôi gọi là “giai đoạn đầu tiên” trên con đường hồi sinh voi ma mút. Cám ơn Tổng thống Nga Putin vì sự ủng hộ của ông cho nghiên cứu trong lĩnh vực này. Hiện các cuộc kiểm tra khoa học kỹ lưỡng đang được tiến hành. Khi hoàn thành, chúng tôi sẽ công bố kết quả trên các tạp chí khoa học".
Giáo sư Hwang Woo-Suk - người dẫn đầu Quỹ Nghiên cứu Công nghệ Sinh học SOAAM tại Hàn Quốc - đã làm công việc này nhiều năm với các chuyên gia Nga ở Đại học Liên bang Đông Bắc tại Yakutsk, nơi sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu mới về voi ma mút.
"Bước thứ hai và các nghiên cứu tiếp theo, đã được các nhà nghiên cứu của trường đại học, SOOAM và Nhóm Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc lên kế hoạch", ông tiết lộ.
Mặc dù Hwang Woo-Suk không đưa ra một thời gian cụ thể đến sự xuất hiện trở lại của voi ma mút, nhưng ông cho biết: "Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm các nguyên liệu mới và các mẫu. Chúng ta cần những tế bào có thể chia sẻ thông tin. Nếu chúng ta có thể tìm thấy một mẫu không chỉ được bảo tồn tốt mà còn trong quá trình sinh hóa, chúng ta sẽ có thể thụ tinh nó với sự trợ giúp của voi châu Á".
Giáo sư còn cho biết, Nga rất ủng hộ thành tựu khoa học nên họ đặc biệt quan tâm đến các nghiên cứu về voi ma mút. Người đứng đầu phòng thí nghiệm của Viện Bảo tàng Voi ma mút, ông Semyon Grigoriev, cho biết: "Có 2 nhân bản voi ma mút. Thứ nhất là thông qua việc tìm kiếm các tế bào còn hoạt động. Thứ hai là tổng hợp DNA nhân tạo”.
Trung tâm voi ma mút mới sẽ “chứng kiến tiến bộ trong các nghiên cứu về cổ sinh vật học và mục tiêu cuối cùng sẽ trở nên gần gũi hơn”. Việc nhân bản thành công sẽ là chiếc chìa khóa mở ra việc thu hút khách du lịch đến với Yakutsk - thành phố lạnh nhất thế giới và là thủ đô kim cương của Nga. Tại đây, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy công việc đang diễn ra để đưa voi ma mút quay trở lại.
Trung tâm này đang được xây dựng cùng với Quỹ Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Hàn Quốc. Có các phòng thí nghiệm dưới lòng đất nằm sâu dưới lớp băng mà Yakutsk được xây dựng. Trung tâm sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của khoa học Nga trong lĩnh vực cổ sinh vật học, theo Egor Borisov, người đứng đầu Cộng hòa Sarko, được biết đến như là Yakutia, thành phần lớn nhất của Liên bang Nga. Ông Egor nói rằng trung tâm nên mở cửa cho khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Năm 2006, giáo sư Hwang bị Đại học Quốc gia Seoul buộc thôi việc vì cho rằng ông giả mạo những đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc. Nhà trường cho biết Hwang đã làm hỏng uy tín của trường và của đất nước. Tuy nhiên, ông vẫn là người đi đầu trong nghiên cứu về nhân bản vô tính, và ông đang nghiên cứu tìm kiếm ADN của voi ma mút từ những gì còn sót lại ở Cộng hòa Saka. Ngoài ra, giáo sư Hwang còn tham gia nghiên cứu các động vật đã tuyệt chủng khác như những con sư tử hang động Siberi.