Thành phố cổ 18 tầng nằm sâu dưới lòng đất

17:10 09/07/2018
Trong lúc phá bức tường hầm dưới căn nhà của mình, một người dân sống tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một căn phòng bí mật. Tiếp tục lần theo căn phòng này, anh còn tìm thấy rất nhiều ngôi nhà rộng nằm rải rác dưới lòng đất nối thông với nhau như một mê cung.


Mê cung của những tòa nhà đó chính là thành phố cổ Derinkuyu, nằm dưới thị trấn cùng tên tại Cao nguyên Cappadocia thuộc tỉnh Nevsehir, Thổ Nhĩ Kỳ.

Cao nguyên Cappadocia nổi tiếng trên khắp thế giới bởi những thành phố như mê cung rộng lớn, trải dài trong lòng đất. Nằm rải rác trên mặt đất là những ống khói cổ đại bằng đá núi lửa, được gọi là “ống khói nàng tiên” với những nét chạm khắc riêng biệt, tạo nên một quần thể kiến trúc rất ấn tượng và độc đáo. Ở Cappadocia, có khoảng 200 thành phố dưới lòng đất, phủ rộng khắp cả vùng và có thể là còn có nhiều hơn nữa...

Thành phố ngầm Derinkuyu được xây dựng từ những năm 780-1180 TCN, được một người dân trong vùng phát hiện khi sửa chữa nhà vào năm 1963, nằm ở độ sâu khoảng 80m, với diện tích hơn 6,5km2, có 15.000 ống thông khí và các phòng ốc có thể chứa được 20.000 người một cách thoải mái. 

Thành phố ngầm này có phòng dự trữ lương thực, phòng chế biến dầu ăn và rượu vang, kho vũ khí… Các căn phòng được phân chia diện tích phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Phòng nhỏ là nơi chôn cất người chết, còn phòng lớn được dùng làm trường học và nơi sinh hoạt cộng đồng. 

Thành phố ngầm Derinkuyu có đủ nhà bếp, chuồng ngựa, nhà thờ, lăng mộ, giếng, phòng sinh hoạt chung, trường học và cả những hầm trú ẩn cực lớn để người dân ẩn nấp phòng tránh thiên tai, cũng như có thể sống sót qua những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên trong lịch sử.

Theo bản đồ, Derinkuyu có tổng cộng 18 tầng tổ hợp, được thiết kế phức tạp và vững chắc. Trong 18 tầng chỉ có 8 tầng được mở cửa tự do, số còn lại đều là khu vực bí mật. Ở mỗi cửa ra vào đều được bố trí một hòn đá lăn xoay được với một lỗ nhỏ ở giữa có thể ngụy trang lối vào và đường đi trong các tình huống khẩn cấp. Người ta cho rằng lỗ nhỏ này có tác dụng giúp việc đóng mở cửa được dễ dàng, hoặc là điểm bắn tên từ bên trong ra ngoài.

Cánh cửa đá cũng được thiết kế để chỉ có thể đóng mở từ bên trong, người bên ngoài không thể mở được. Mỗi tầng tổ hợp nối thông với các tầng khác bằng một hành lang với thiết kế cửa đá tương tự. Ngoài ra, các lối đi ở đây đều dài và hẹp, chỉ vừa đủ cho một người. Thiết kế này cũng làm tăng độ an toàn khi chiến đấu với kẻ địch.

Derinkuyu không chỉ được thiết kế để bảo vệ sự an toàn cho các cư dân của mình, mà thiết kế này còn mang lại nhiệt độ mát mẻ ổn định lý tưởng. Cappadocia là khu vực có thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên, nhiệt độ dưới thành phố ngầm Derinkuyu luôn duy trì ổn định trong khoảng 13OC. Vì vậy, đây là môi trường lý tưởng để chăn nuôi gia súc, đồng thời duy trì nguồn nước sạch và giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon.

Bên cạnh đó, một số nhà khoa học còn phát hiện đường hầm dài 8 km nối liền Derinkuyu với thành phố ngầm Kaymakli cách đó 5km. Điều này chứng tỏ đã có sự giao lưu và tiếp xúc giữa các cộng đồng dân cư khác nhau trong khu vực Anatolia.

Người ta cho rằng hàng triệu năm trước, hàng loạt vụ núi lửa phun trào khiến cho khu vực Anatolia ngập tràn trong tro bụi và đất đá. Trải qua thời gian, lớp tro đá này đông đặc thành những khối đá mềm, ổn định và dễ dàng chạm khắc. Hiện tượng này khiến cư dân cổ Anatolia nhận ra rằng họ có thể đục nhà ngay trên sườn đồi và dưới lòng đất. Đây chính là nguồn gốc ra đời của những tổ hợp nhà đá đục trong khu vực, bao gồm cả thành phố Derinkuyu.

Thành phố cổ Derinkuyu được phát hiện năm 1963, mở cửa cho du khách tham quan năm 1969, nhưng du khách mới chỉ được phép tham quan có 10% tổ hợp ngầm này. Mặc dù các tảng đá ở đây tương đối mềm, nhưng cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy bất kỳ dấu hiệu sụt lún nào trong khắp di chỉ này và cấu trúc của khu di tích thành phố ngầm này vẫn còn khá nguyên vẹn. Nhưng thành phố cổ Derinkuyu có từ khi nào và ai là người xây dựng thành phố vẫn là những câu hỏi bí ẩn chưa có lời giải.

Trần Đức Tân

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文