Armenia và thái độ nước đôi trong việc trồng cần sa

17:13 21/05/2020
Năm 2019, Chủ tịch Thượng viện Armenia Ararat Mirzoyan đã đụng đến đề tài này trong một cuộc phỏng vấn và nhận xét: cấm tiệt cần sa thì "giả nhân giả nghĩa", còn công khai nó cũng cho phép giải quyết nhiều vấn đề.


Ngay từ trước khi nền kinh tế thế giới đảo lộn vì đại dịch COVID-19, ở Armenia đã xảy ra việc tranh cãi pháp lý liên quan tới Ruben Mkrtchyan, người sáng lập Công ty trách nhiệm hữu hạn "America" (liên danh Armenia - Mỹ) công bố trong cuộc họp báo là đã chủ động đề xuất, đầu tư và trao đổi bản quyền để sản xuất cannabis (gai dầu, hay cần sa, tài mà, gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đại ma, hỏa ma, bồ đà - từ nay gọi là "cỏ") cho ra sản phẩm không chứa chất ma túy nhưng rất có lợi cho các ngành dệt, mỹ phẩm và nấu nướng, ví dụ từ cây "cỏ" sẽ nhận được một loại sợi rất bền chắc để làm cáp biển. 

Ông ta muốn trồng rộng rãi ở Armenia, sẽ đầu tư đến 50 triệu USD, cung cấp việc làm cho khoảng 10.000 người và hứa sẽ nhả cho nhà nước không ít tiền ở dạng thuế. Nhà nước Armenia ban đầu đồng ý với đề xuất đó, nhưng sau lại hủy tất cả diện tích trồng "cỏ".

Nghị viện Armenia đang xem xét vấn đề có nên cho cần sa công khai.

Bước ngoặt đột ngột

Ông Ruben Mkrtchyan cho biết đã đạt được thỏa thuận miệng với Văn phòng Phó Thủ tướng Armenia Tigran Avinyan, còn từ tháng 5/2019 đã ký hợp đồng chính thức với Cảnh sát Armenia về việc bảo vệ đồn điền, theo đó ông chi trả mỗi tháng 1,5 triệu dram (hơn 3.000 USD) cho việc bảo vệ mỗi ngày 16 tiếng đồng hồ. 

Hạt giống đã được chuyển đến và gieo trồng, nhưng 3 tháng sau, cảnh sát thuộc đơn vị khác tuyên bố cả 3 diện tích "cỏ" ở những tỉnh khác nhau của Armenia là phi pháp và tiêu hủy hoàn toàn dẫn tới một vụ việc hình sự vì ông bị mất 170.000 USD.

Phó Thủ tướng Tigran Avinyan tuyên bố rằng trồng "cỏ" ở Armenia là bất hợp pháp, có nghĩa chính phủ không đời nào ủng hộ dự án đó. Nhưng công văn của Văn phòng ông trả lời "America", bản thân hợp đồng với cảnh sát và hàng loạt tài liệu khác lại chứng minh rằng kế hoạch kinh doanh được các bên rất quan tâm, chính quyền Armenia biết rất rõ những gì đang xảy ra và họ có công việc với ai.

Đặt nhà đầu tư nước ngoài vào cảnh kinh doanh bị đổ bể và tổn hại thanh danh, tất cả là do chính quyền Armenia đang có thái độ không nhất quán với "cỏ".

Ở Armenia, mức độ tội phạm do ma túy là rất lớn nhưng phá án được rất ít.

Còn nhiều tranh cãi về pháp lý

Ở Armenia bây giờ, "cỏ" được trồng khắp nơi, ở bất cứ điền trang nào cũng có thể đột nhiên thấy vào mùa thích hợp. Giữa trồng nó để phục vụ kỹ thuật và trồng để lấy chất gây nghiện, người bình thường không thấy gì khác nhau, mà khía cạnh pháp luật cũng không đề cập. 

Tất cả đều bị cấm ngặt, mọi người có thái độ cực kỳ thận trọng khi nhắc đến đề tài này. Ấy thế, những công dân, đặc biệt là giới trẻ hoàn toàn không bị cản trở khi thường xuyên sử dụng ma túy, còn chủ những điền trang thì trồng một vài khóm cho mình.

Bà Ruzanna Avagimyan, thành viên Đoàn Luật sư, cho rằng sự rón rén đặt nước nhà ngang hàng với nước Gruzia bên cạnh, nơi "cỏ" ma túy được công khai hóa, đã gặp phản ứng rất tiêu cực trong xã hội. Trong khi đó người Armenia vào những ngày nghỉ đi sang nước láng giềng để tiêm chích, hút hít rồi về là hoàn toàn bình thường, không vi phạm pháp luật. 

Bà Ruzanna Avagimyan chỉ rõ: luật pháp của từng nước phản ánh nhu cầu và đặc tính xã hội của nước đó nên sẽ vô ích nếu muốn tìm mẫu số chung. Ở Armenia mà tiếp thu kinh nghiệm của Gruzia thì rất phiêu lưu, không thuyết phục và nói chung là vô nghĩa. 

Người nào ở Armenia cũng có người quen để biết ở đâu và cách nào kiếm "cỏ", thường là miễn phí, nếu như "sản phẩm" chất lượng cao thì mới phải mua, chỉ bằng hộp diêm thôi mà mức giá trung bình là 10.000 dram (20 USD). Điều kiện khí hậu Armenia cho phép "cỏ" mọc ngay lối đi. Năm 2019, chỉ trong một tuần cảnh sát đã tiêu hủy trên 11 tấn "cỏ".  

Armenia cũng không vội theo gương những nước khác mà xem lại thái độ đối với "cỏ" trong lĩnh vực y học. Ông Suren Nazinyan - quyền Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Quốc gia, chuyên gia tâm thần học về phòng ngừa, điều trị, chẩn đoán, chăm sóc xã hội và phục hồi những người phụ thuộc ma túy của Bộ Y tế, cho rằng "vấn đề ma túy" trong bản thân y học là không đáng có, đề tài này bị thổi từ bên ngoài. 

Theo lời ông thì bản thân ý tưởng nhận được các dược chất từ "cỏ" là không lạ, vấn đề chỉ ở chỗ có cần thiết phải sử dụng "cỏ" vào việc đó. Mà "cỏ" hiện đang gợi lên mối nghi ngờ trong cộng đồng quốc tế và không được WHO khuyên dùng. Việc sử dụng "cỏ" để chiết xuất tiền chất sử dụng trong ngành dược dù có nhưng chỉ trong những trường hợp hết sức hiếm hoi. 

Nói thẳng ra là không có bất cứ một nhu cầu nào coi "cỏ" như một nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc, bởi các nghiên cứu của ngành dược Armenia dù có nhưng không đáng kể mà vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, các nhà y học Armenia phải chờ xem đồng nghiệp mình ở Mỹ, châu Âu, Israel, Nhật Bản tìm thấy những gì và chỉ sau đó mới bắt đầu áp dụng. 

Cảnh sát triệt phá đồn điền trồng "cỏ".

Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật Armenia, vấn đề "cỏ" cũng chẳng coi là gì. Chẳng ai nhòm ngó đến đám thanh niên trong những quán bar đông người vào chiều thứ sáu, mà cũng chẳng ai lục soát các điền trang - một thái độ quá "mềm" của cảnh sát đối với "cỏ". 

Để có được những thông tin, phải có màng lưới điệp viên của mình, có rồi, lại phải truy lùng kẻ nghiện chứa độ 0,2 gramm ma túy, rồi viết hóa đơn phạt hành chính độ vài USD - quá nhiều thì giờ và công sức bỏ ra mà hiệu quả thu về chẳng bõ. 

Việc khác là tiêu thụ, luật đã coi là chuyện hình sự nên cảnh sát rất nghiêm túc trong việc này. Tìm bắt được kẻ vận chuyển ma túy là việc phức tạp, hơn nữa ở Armenia "cỏ" dễ kiếm, nếu có người định vui vẻ buổi tối sẽ nhét tất cả dự trữ của mình vào túi, có báo cảnh sát cũng làm lơ. Sự phức tạp như thế làm cho các nhà bảo vệ pháp luật không muốn dây với bọn nghiện. 

Thời Tổng chưởng lý Agvan Ovsepyan (2004-2013) đã quyết: nếu cảnh sát tìm thấy người chứa ma túy, cần phải song song mở sẵn một hồ sơ về tiêu thụ chất cấm đối với kẻ chưa lộ mặt, tìm ở người tiêu thụ kẻ đã bán cho mình, và lẽ tự nhiên những hồ sơ như thế không mở nổi. 

Kết quả là ở Armenia mức độ tội phạm do ma túy là rất lớn, nhưng phá án được rất ít. Những năm gần đây dù tình hình có ít nhiều thay đổi ở cấp nhà nước. Những chất kích thích thần kinh như ma túy được đưa ra bàn luận ở cấp cao nhất của chính quyền hiện hành. 

Năm 2019, Chủ tịch Thượng viện Armenia Ararat Mirzoyan đã đụng đến đề tài này trong một cuộc phỏng vấn và nhận xét: cấm tiệt "cỏ" thì "giả nhân giả nghĩa", còn công khai nó cũng cho phép giải quyết nhiều vấn đề. 

Cùng với sự thay đổi chính quyền, bầu không khí cũng thay đổi nên các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng phải điều chỉnh cho tương ứng. Tất nhiên không bàn về những chỉ đạo trực tiếp hay bóng gió, đề tài "cỏ" trên nguyên tắc đã bắt đầu được đưa ra bàn luận công khai ở cấp cao nhất.

Ngoài ra, trong thành phần của chính quyền mới ở Armenia cũng có những người vốn có tiếng là yêu thích "cỏ". Thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng lời đồn vẫn cứ được công bố. 

Ví dụ, một nhà báo Armenia có viết một bài tuyên bố rằng Phó Thủ tướng Tigran Avinyan đã hút "cỏ" trong tòa nhà Chính phủ Armenia. Đáp lại, Phó Thủ tướng đâm đơn kiện để bảo vệ danh dự. Tác giả không đưa được chứng cứ cụ thể, bị tòa phạt 1 triệu dram.

Sau vụ ầm ĩ với liên quan tới Công ty "Àmerica", Phó Thủ tướng Tigran Avinyan đã nói ám chỉ rằng vấn đề về cây "cỏ" phục vụ kỹ thuật sẽ được Bộ Kinh tế nghiên cứu trong tương lai. 

Điều này có thể là để nhà đầu tư nước ngoài ỉm đi vụ scandal ầm ĩ. Vấn đề được đưa ra công khai bàn luận ở Nghị viện và hình thành hai phái chống và ủng hộ. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Đăng Bẩy (theo lenta.ru)

Chiều 6/5, để phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ Công an tổ chức buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong lực lượng CAND. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội cùng Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì buổi làm việc.

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hòa bình luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận. Đó không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để mọi dân tộc phát triển bền vững, để con người có thể sống, học tập, lao động và yêu thương...

Trả lời tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, liên quan các vụ sữa giả, thuốc giả và trách nhiệm của ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tình trạng sản phẩm sữa giả, thuốc giả và quảng cáo sai sự thật thực phẩm chức năng là rất nghiêm trọng, đặc biệt khi các sản phẩm bị làm giả liên quan trực tiếp đến trẻ nhỏ, người bệnh - những đối tượng cần dinh dưỡng đặc biệt.

Lực lượng CSGT Thủ đô đã bố trí lực lượng, phương tiện thiết bị nghiệp vụ dẫn đoàn, điều tiết giao thông giữa nắng nóng hơn 36 độ C để đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được an toàn thông suốt cho các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Chiều 6/5, ĐT nữ Việt Nam có buổi tập đầu tiên tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam để chuẩn bị các giải đấu quan trọng sắp tới trong đó  có Vòng loại giải bóng đá nữ châu Á 2026, Giải nữ Vô địch Đông Nam Á 2025, SEA Games 33. Trong buổi tập này, có sự hiện diện của cầu thủ Việt kiều Canada Nguyễn Hoàng Nam Mi.

Tổ công tác của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công an xã Ninh Nhất, TP Hoa Lư làm nhiệm vụ tại trục đường liên xã thuộc địa bàn thôn Khê Thượng, xã Ninh Nhất, TP Hoa Lư phát hiện xe ôtô nhãn hiệu Mazda CX5 BKS 38A-191.17 đang dừng đỗ ven đường có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra...

Gần đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng liên tục khởi tố nhiều đối tượng liên quan tới các đường dây huê (hụi/họ) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người chơi, đẩy nhiều gia đình vào cảnh khó khăn, mất sạch tiền bạc sau nhiều năm làm ăn tích cóp và gây ra những hệ lụy cho xã hội.

Cảnh sát Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện 4 công dân Việt Nam (2 nam, 2 nữ) tử vong trong căn hộ cho thuê, cửa đóng kín và máy nước nóng trong nhà vệ sinh vẫn hoạt động. Cảnh sát cũng ghi nhận tại hiện trường không phát hiện dấu hiệu xô xát hay đột nhập, tài sản không bị mất mát.

Ngày 6/5 Công an TP Đà Nẵng chính thức triển khai nhiệm vụ sát hạch lái xe lần đầu tiên kể từ khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ này từ Sở Giao thông Vận tải tại Trung tâm Sát hạch lái xe Đà Nẵng (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho 137 thí sinh là học viên mô tô của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đào tạo lái xe ô tô - mô tô Đà Nẵng (STC); 75 thí sinh sát hạch do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.