Chiến dịch chống ma tuý "khat" có nguồn gốc châu Phi
Cục kiểm soát ma tuý và hải quan Dhaka cho biết, hai lô hàng trên có tổng số lượng hơn 2.000kg ma tuý "khat". Lượng lớn ma tuý được tịch thu này có nguồn gốc từ châu Phi cho thấy Bangladesh đang được coi là nơi trung chuyển loại ma tuý mới ở khu vực châu Á.
Hãng tin The Independentbd cho hay, nếu tính từ đầu tháng 8 đến nay thì giới chức hải quan và cảnh sát Bangladesh đã thu giữ 6 lô hàng riêng biệt của loại thuốc mới này, chính thức được biết đến với tên gọi New Psychotropic Substance (NPS), có tên đường phố của khat.
Từ tháng 8 đến nay, hải quan và cảnh sát Bangladesh đã thu giữ được hàng trăm tấn ma tuý "khat" đến từ Ethiopia. ảnh: bdnews24. |
Cuối giờ chiều 20 tháng 9, 208kg "khat' bị tịch thu ở Chattogram. Hai chuyến hàng của loại thuốc này cũng đã bị tịch thu vào ngày 6-9, Ủy viên hải quan AKM Nuruzzaman cho biết tại một cuộc họp báo tại nhà hải quan Chattogram hôm 21-9. Các lô hàng được dán nhãn là trà xanh và gửi đến Dhaka từ Ethiopia.
"Từ bưu điện Dhaka, một lô hàng 13 thùng ''khat'' nặng 160kg đã được gửi đến Chattogram với địa chỉ là Md Iftekhar Hossain, nhà số 23, đường 1, làn 4, New A Block Halishahar và một lô hàng khác gồm 10 thùng nặng 48kg được gửi cho Arif Enterprise, khu dân cư Shantidhara, Công ty Shanti, Feni Sadar, Feni", ông này cho biết thêm.
Hôm 18-9, các quan chức hải quan Dhaka và Cục An ninh Quốc gia (NSI) đã bắt giữ bưu kiện từ sân bay quốc tế Shahjalal, nơi có 107kg "khat". Ngày 12-9, các viên chức của Cục Kiểm soát ma tuý (DNC) đã thu giữ một bưu kiện từ Tổng cục Bưu điện (GPO) chứa 232 kg "khat". Vào ngày 31 tháng 8, DNC và hải quan Dhaka đã tịch thu 468kg hàng lậu, ước tính trị giá khoảng 70 nghìn Rupi. Ngày 9 tháng 9, Cục Điều tra hình sự (CID) đã thu giữ một lô hàng lớn hơn 1.600kg.
"Khat" là một loại cây bụi thường xanh nở hoa có nguồn gốc từ Đông Phi và bán đảo Arab. Cây này chứa các thành phần alkaloid, cathinone và cathine, hoạt động như chất kích thích. Người dùng chỉ cần nhai lá "khat" xanh, giữ một quả bóng nhai một phần lá vào bên trong má là đã bị kích thích.
Tờ Los Angeles Times dẫn thông tin từ các tạp chí y khoa khác nhau cho thấy, ảnh hưởng của ''khat'' tương tự như của các chất kích thích khác. Người dùng "khat" cũng có cảm giác hưng phấn, phấn kích, hạnh phúc, bay bổng và tỉnh táo.
Mặc dù "khat" thường được mô tả như là một chất kích thích nhẹ nhưng ở châu Phi đã có nhiều thông tin về sự lạm dụng và nghiện ngập loại lá này. Sử dụng hoặc lạm dụng "khat" lâu dài có liên quan đến ''chứng mất ngủ, biếng ăn, rối loạn dạ dày, trầm cảm, tổn thương gan và đau tim".
Một nghiên cứu năm 2009 từ tạp chí y khoa Wiener klinische Wochenschrift của Áo cho hay: "Hành vi hưng cảm và ảo tưởng, bạo lực, trầm cảm tự sát, ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tâm thần do "khat" nguy hiểm không khác gì các chất gây nghiện khác".
Nói chuyện với phóng viên tờ The Independentbd, Shah Alam quan chức cấp cao của CID, cho biết loại thuốc mới này có tác dụng tương tự như yaba và sự xuất hiện ngày càng nhiều của người châu Phi tại Dhaka đã làm gia tăng sự phổ biến của loại thuốc này.
"Những người châu Phi đến đây vì những lý do khác nhau như chơi trong giải đấu bóng đá hoặc học tập tại các trường đại học tư. Chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ kết nối cụ thể nào. Nhưng chúng tôi tin rằng một số công dân châu Phi ở Dhaka có trách nhiệm trong việc giới thiệu loại thuốc mới này cho người nghiện địa phương", ông Shah Alam nói thêm.
Shah Alam cũng cho biết, chính phủ Bangladesh đã có chiến dịch mạnh tay để chống lại yaba (một loại ma tuý mới gây nghiện nhanh) nên những kẻ buôn bán ma tuý và người nghiện đang tìm kiếm giải pháp thay thế. "Chúng tôi nghi ngờ rằng một số kẻ buôn bán ma tuý đã tận dụng cơ hội này. Vì "khat" không được biết đến ở đây và không có trong danh sách các loại thuốc bị cấm, một số người đang cố gắng đưa nó vào đất nước dưới cái tên lá trà xanh", Shah Alam thừa nhận.
Ông cũng cho biết là CID đang phối hợp với DNC và lực lượng cảnh sát các địa phương xác định các băng nhóm buôn bán "khat" và triển khai kế hoạch "đánh up". Hôm 23-9, cảnh sát Narayanganj đã treo thưởng cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ 32 kẻ buôn bán ma túy và một bố già. Anisur Rahman, chỉ huy lực lượng cảnh sát ở Narayanganj, đã đưa ra thông báo tại một chương trình tại Trung tâm Shaheed Minar ở Chashara trong thành phố.
Khurshid Alam, Trợ lý Giám đốc của DNC, nói với The Independentbd rằng họ lần đầu tiên được biết về "khat" do được DEA của Mỹ cung cấp. "Chúng tôi đã nhận được thông tin từ DEA rằng một lô hàng của ''khat'' sẽ đến Bangladesh vào ngày 27-7. Nó đã không đến vào ngày đó, nhưng chúng tôi vẫn luôn cảnh giác và sau đó thì bắt được hàng loạt vụ".
Hiện lực lượng cảnh sát và an ninh đang mở chiến dịch mới tấn công vào tội phạm buôn bán ma tuý. Bangladesh không phải nơi sản xuất ma tuý, nhưng trong những năm gần đây nước này đã trở thành điểm đến của "yaba", một chất ma túy thường được gọi là "thuốc ngựa" đến từ Myanmar và nay là "khat" có nguồn gốc châu Phi.