Philippines: Những Thị trưởng chết vì ma túy

15:49 16/01/2019
Ông Talib Abo đã trở thành Thị trưởng thứ 6 bị chết kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte phát động chiến dịch chống ma túy hồi tháng 6-2016.


Theo giới truyền thông, ông Talib Abo đã nổ súng về phía cảnh sát chống ma túy khi lực lượng này chuẩn bị khám nhà cựu Thị trưởng thành phố Parang, tỉnh Maguindanao vào rạng sáng 4-1. Sau khi bị cảnh sát nổ súng đáp trả, ông Talib Abo đã trúng đạn và chết khi được đưa đến bệnh viện. 

Cảnh sát tìm thấy nhiều loại vũ khí và ma túy đá trong nhà của ông Talib Abo, sau khi kết thúc cuộc đấu súng. Theo hồ sơ của cảnh sát, ông Talib Abo từng vận chuyển 3,5kg ma túy đá vào thành phố Davao bằng cách giấu trong xe cứu thương năm 2006, thời điểm Tổng thống Rodrigo Duterte làm Thị trưởng ở đây. Và cựu Thị trưởng thành phố Parang cùng vợ bị cáo buộc từng đứng đầu một mạng lưới buôn ma túy lớn trên đảo Mindanao. 

Danh tính của ông Talib Abo từng xuất hiện trong danh sách những quan chức bị cáo buộc có liên quan tới hoạt động buôn bán ma túy. Theo đại diện cảnh sát, em trai ông Talib Abo là Bobby cũng bị bắn chết khi cảnh sát mở chiến dịch chống ma túy tại thành phố Cotabato City, tỉnh Maguindanao hôm 4-1. 

“Họ đã chống cự và bắn vào đội của chúng tôi”, ông Juvenal Azurin, người đứng đầu cảnh sát chống ma túy tỉnh Maguindanao thông báo với giới truyền thông, khi nói về cái chết của ông Talib Abo và em trai Bobby. Cái chết của anh em cựu Thị trưởng thành phố Parang diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte đe dọa tiêu diệt các trùm ma túy trước mặt những nhà hoạt động nhân quyền.

Cảnh sát Philippines tịch thu ma tuý và vũ khí từ nghi phạm buôn ma tuý.

Thị trưởng thành phố Ronda Mariano Blanco III trở thành quan chức thứ 16 bị ám sát kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Ông Mariano Blanco bị một số kẻ lạ mặt đột nhập vào văn phòng và bắn chết lúc 1h30 sáng 5-9-2018. 

Thị trưởng Mariano Blanco bị sát hại khoảng 7 tháng sau khi người cháu của ông là Phó thị trưởng Ronda Jonnah John Ungab bị bắn chết bên ngoài tòa án thành phố Cebu. "Tôi sợ sẽ bị ám sát và mong họ hiểu rằng, tôi không bao giờ liên quan tới hoạt động buôn bán ma túy trái phép", ông Mariano Blanco từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau khi biết mình có tên trong danh sách các "chính trị gia ma túy" do Tổng thống Rodrigo Duterte công bố năm 2016.

"Halili ở Batangas đã giả vờ đưa nghi phạm ma túy đi diễu, bởi chính ông dính tới buôn bán ma túy phi pháp", Tổng thống Rodrigo Duterte nói về vụ Thị trưởng thành phố Tanauan Antonio Halili bị bắn chết sáng 2-7-2018, khi đang dự lễ thượng cờ ở trụ sở cơ quan. Nhưng sau khi tuyên bố ông Antonio Halili "chết là đáng", Tổng thống Rodrigo Duterte lại nói - Tôi chỉ nghi ngờ ông ta dính líu tới ma túy thôi. Mặc dù phủ nhận cáo buộc liên quan tới ma túy, nhưng ông Antonio Halili vẫn bị tước quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát Tanauan từ cuối năm 2017.

Thị trưởng thành phố Ozamiz Reynaldo Parojinog cùng 11 người khác đã bị tiêu diệt trong cuộc bố ráp tại nhà ông vào rạng sáng 30-7-2017. "Cảnh sát đang thi hành lệnh khám xét thì nhân viên bảo vệ của Thị trưởng nổ súng vào họ nên chúng tôi đã đáp trả", ông Superintendent Lemuel Gonda, người phát ngôn của cảnh sát địa phương cho biết. Sau cuộc đấu súng, cảnh sát đã phát hiện và thu giữ nhiều vũ khí đạn dược cùng ma túy trong nhà ông Reynaldo Parojinog, người từng có tên trong danh sách những thị trưởng dính líu tới buôn bán ma túy.

Súng ống và ma túy đá được tìm thấy trong nhà cựu thị trưởng Talib Abo.

Thị trưởng thành phố Albuera Rolando Espinosa đã bị bắn chết trong cuộc đấu súng với cảnh sát ở trong tù vào sáng 5-11-2016. Ông Rolando Espinosa và con trai bị cáo buộc buôn bán ma túy từ tháng 8-2016 và Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh cảnh sát “bắn chết không tha” nếu cả 2 có ý phản kháng khi bị bắt. Nhưng sau khi ra đầu thú và bị giam trong tù, ông Rolando Espinosa lại đấu súng với cảnh sát khi họ đang lục soát vũ khí trái phép trong các buồng giam.

Thị trưởng thành phố Saudi Ampatuan, ông Samsudin Dimaukom cùng 9 vệ sĩ đã đấu súng với cảnh sát sau khi phương tiện của họ bị chặn tại một trạm kiểm soát vì bị nghi vận chuyển ma túy hôm 28-10-2016. Cảnh sát từng đột kích vào nhà ông Samsudin Dimaukom hồi tháng 9-2016, sau khi Thị trưởng thành phố Saudi Ampatuan bị liệt vào danh sách đen, nhưng họ không phát hiện ma tuý. Và sau 1 thời gian theo dõi, cảnh sát đã quyết định bắt sau khi phát hiện ông Samsudin Dimaukom đang vận chuyển ma túy.

l Mặc dù bị nhiều tổ chức hoạt động nhân quyền chỉ trích, nhưng theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu "Trạm thời tiết xã hội" công bố hôm 28-12-2018, Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn nhận được sự ủng hộ của đa số người dân, khi có tới 74% số người trưởng thành ở Philippines được hỏi tỏ ý hài lòng về sự lãnh đạo của ông. Con số này tăng 4 điểm từ 70% của tháng 9-2018. Và đây là sự ủng hộ đối với cuộc chiến chống các loại hình tội phạm, trong đó có ma túy. 
Khắc Tuấn

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文