Ai thực sự là trưởng giải bóng đá 2009?

12:32 10/01/2009
Có dư luận còn cho rằng, trước khi "gí" ông Tuấn lên ghế trưởng giải, VFF có ý muốn để ông Khôi ngồi vào đó. Người ta còn bảo, cái ghế trưởng giải của ông Tuấn có thể chỉ là hình thức, còn người chính thức làm trưởng giải, chính thức điều hành những việc to việc nhỏ lại là ông Khôi.

Sau một thời gian dài "bói" mãi không ra trưởng giải, rốt cuộc VFF đã chính thức bổ nhiệm TTK Trần Quốc Tuấn kiêm nhiệm luôn ghế trưởng giải của mùa bóng 2009. Vấn đề đặt ra là: Ông Tuấn ngồi ghế trưởng giải nhưng thực chất ai mới là trưởng giải?

Ông "Tổng" - chuyên gia kiêm nhiệm

Ở VFF lâu nay, ông TTK Trần Quốc Tuấn được người ta ví von là "chuyên gia kiêm nhiệm". Ví thế là bởi cứ cái ghế nào trong ngôi nhà VFF bị trống, và người ta không tìm nổi người ngồi lên ghế là y như rằng ông Tuấn… xuất đầu lộ chiêu.

Năm 2005, sau một SEA Games đại bê bết với vụ 7 tuyển thủ U.23 bán độ, ông Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn VFF Lê Thế Thọ phải ra đi không kèn không trống. Ngay lập tức, ông Trần Quốc Tuấn phải kiêm nhiệm luôn cái ghế phó chuyên môn mà ông Thọ để lại.

Mãi về sau chiếc ghế phó chuyên môn đó mới có được ông Dương Vũ Lâm ngồi vào, thế nhưng người hiểu bóng đá Việt Nam ai cũng bảo ông Lâm ngồi trên ghế cũng chẳng làm được gì nhiều.

Năm 2007, và phần lớn thời gian năm 2008, ĐTQG VIệt Nam cũng tìm đỏ con mắt không ra ông trưởng đoàn. Thế là ông Trần Quốc Tuấn cũng phải kiêm nhiệm luôn chức trưởng đoàn. Đến trước thềm AFF Cup (tháng 12 năm 2008) thì ghế trưởng đoàn ĐT mới được "nhường lại" cho ông Dương Vũ Lâm.

Câu hỏi đặt ra, hai lần phải ngồi vào những cái ghế theo dạng "kiêm nhiệm" ông Tuấn làm được những gì? Hỏi như thế gần như cũng là trả lời rồi, bởi không nói ai cũng biết ở cương vị của một TTK VFF, ông Tuấn bận không biết bao nhiêu việc to việc nhỏ. Thế nên, cái vị trí PCT chuyên môn mà ông kiêm nhiệm năm 2005 gần như chẳng để lại dấu ấn gì. Còn trong tư cách là trưởng đoàn ĐT, ông Tuấn để lại một vài dấu ấn khi xỏ giày vào sân đá tập cùng cầu thủ và… hết.

Ông Trần Quốc Tuấn (đứng).

Bây giờ, ông TTK lại phải kiêm nhiệm luôn chức trưởng giải, nghĩa là cùng một lúc phải điều hành cả V.League, cả giải hạng Nhất, cả Cup QG. So với ghế PCT chuyên môn, và trưởng đoàn ĐT, đương nhiên cái ghế trưởng giải bây giờ vất vả hơn nhiều và khó khăn hơn nhiều.

Thế nên ông Tuấn chưa ngồi lên ghế, nhưng ai cũng bảo cái ghế trưởng giải mà người ta "gí" cho ông chẳng khác gì… hữu danh vô thực.

Ai đứng sau ông Tuấn?

Khi công bố ông Trần Quốc Tuấn kiêm nhiệm ghế trưởng giải, VFF không quên thông báo sẽ có hai cánh tay giúp việc cho ông là Dương Nghiệp Khôi và Nguyễn Hữu Bàng. Ông Khôi vốn là trưởng giải của BĐVN từ năm 2005 đến một nửa năm 2008. Ông Bàng là người thay ông Khôi ngồi lên ghế trưởng giải ở cuối năm 2008.

Ông Khôi lâu nay nổi tiếng là một trưởng giải tài ba. Cái tài của ông nằm ở khả năng sắp xếp lịch thi đấu, và "bắt mạch" những vấn đề của các đội bóng ngay từ khi nó mới châm ngòi.

Ông làm được như thế vì một mặt ông rất hiểu luật AFC, FIFA, một mặt lại là người từng cùng ăn, cùng nằm với các đội bóng và rất hiểu các đội bóng từ ngày còn làm giám sát những năm 90 của thế kỷ XX.

Ở trên ghế trưởng giải, nếu ông Khôi có nhiều "chiêu", nhiều "bài", và luôn luôn thể hiện cái sự "quái" của mình thì ở ghế trưởng giải, ông Bàng lại điềm đạm, lịch lãm và thẳng tưng theo đúng chất của một ông giáo (ông Bàng vốn là thầy giáo ở trường TDTT).

Rõ ràng là ông Khôi có chất "quái" để "bắt vị" các đội bóng, còn ông Bàng lại có sự điềm đạm, lịch lãm để các đội bóng nhìn vào phải nể. Thế nên cặp bài Dương Nghiệp Khôi - Nguyễn Hữu Bàng thực sự là một cặp bài chủ lực, giúp ích cho ông trưởng giải Trần Quốc Tuấn rất nhiều.

Người ta còn bảo, cái ghế trưởng giải của ông Tuấn có thể chỉ là hình thức, còn người chính thức làm trưởng giải, chính thức điều hành những việc to việc nhỏ lại là ông Khôi.

Hôm qua, có dư luận còn cho rằng, trước khi "gí" ông Tuấn lên ghế trưởng giải, VFF có ý muốn để ông Khôi ngồi vào đó. Tuy nhiên, thời điểm còn ngồi ghế trưởng giải năm 2008, uy tín của ông Khôi đã xuống trầm trọng. Lý do là hồi ấy cái giải do ông điều hành đã gặp hết sự cố này tới sự cố kia, trong đó, cao trào nhất là vụ CĐV Nghệ An - Hải Phòng đánh nhau trên sân Vinh.

Vì những lẽ đó mà ông Khôi "mất điểm" trong mắt của Bộ VH-TT&DL - "đơn vị mẹ" của VFF hiện nay. Và thế nên VFF buộc phải tính đến chuyện mượn danh của ông TTK Trần Quấn Tuấn khi để ông làm trưởng giải, còn ông Khôi làm trợ lý.

Với tất cả những gì chúng tôi vừa phân tích, có thể hình dung rằng mùa giải 2009 sẽ là mùa giải ông trưởng Trần Quốc Tuấn đóng nhiệm vụ đứng giữa trận "thị uy", nhưng thực tế thì công việc điều hành chính lại do một trợ lý của ông đảm nhận.

Mong sao cái kế hoạch "một người lộ mặt - một người ẩn mình" đó rồi cũng sẽ đưa giải tới những bờ bến của sự thành công. Và mong sao "ông trưởng ảo" với "ông trưởng thật" sẽ cùng nhau làm nên một bức tranh V.League 2009 xán lạn, thay vì tăm tối và u ám như V.League 2008

Diệp Xưa

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文