Đội tuyển Việt Nam mạnh hay yếu?
Kém không chỉ trong cách xoay trở, tranh chấp cá nhân, mà cả trong việc phối hợp bắt việt vị lẫn đọc tình huống, chống phá lại các miếng công đơn giản của đối thủ. Nếu ở trận gặp Palestine, dọc hai hành lang của ĐT hở toang hoác mỗi khi đối phương phản đòn, thì trong hiệp 1 trận gặp Malaysia, tử huyệt lại lộ ra ngay ở cặp trung vệ, ngay chính diện khung thành. Cảm giác như cựu binh Phước Tứ vừa xuống trông thấy về thể lực, vừa mất đi sự sáng suốt vốn có, để chỉ huy các cầu thủ đàn em giăng ra một hàng tứ vệ đạt yêu cầu.
Trong cả hai trận đấu nói trên, đối thủ của chúng ta đều đã bỏ lỡ vô số cơ hội, trong đó phần lớn là những cơ hội mười mươi. Nếu không, trận gặp Palestine chắc chắn không khép lại với chỉ 3 bàn thua và hiệp 1 trận gặp Malaysia chắc chắn cũng không khép lại với chỉ 1 bàn thua. Nói như bình luận viên nhà đài, thì "chỉ cần cầu thủ Malaysia cẩn trọng hơn, chắc chắn họ đã ghi được 2,3 bàn nữa" - và nếu quả thật điều đó diễn ra trong hiệp 1 thì không hiểu đến hiệp 2 chúng ta có thể lật ngược ván cờ (ngay cả khi được đá với hơn 1 người) hay không? Phải hỏi thế là bởi sau trận đấu với Palestine, chính HLV trưởng Miura cũng đã tỏ ý không hài lòng với động lực thi đấu của các học trò sau khi bị dẫn 2 bàn.
Những cầu thủ trẻ như Hoàng Thịnh (7), Huy Toàn (25) hứa hẹn sẽ tạo sức sống mới cho ĐTVN. Ảnh: H.M.. |
Tuy nhiên, những người bám sát ĐT, và hiểu suy nghĩ của các cầu thủ cho rằng nó không phải là biểu hiện của sự yếu đuối về mặt tinh thần, mà có thể chỉ là sản phẩm nhất thời của một đội bóng lần đầu tiên bị dẫn trước tới 2 bàn, sau một loạt trận đấu toàn thắng trước các đối thủ yếu. Và nếu nhìn nhận như vậy sẽ thấy việc bị dẫn trước, rồi thua cuộc lại là một trải nghiệm quý báu giúp các cầu thủ "được" sống trong những trạng thái thi đấu khác nhau.
Ai cũng biết là kể từ đầu "triều đại" của mình, ông Miura đã "ép" các cầu thủ phải chơi một thứ bóng đá đơn giản, ít chạm. Quả tình là đến lúc này các tần suất di chuyển, chuyền bóng của các cầu thủ đã được thể hiện nhiều hơn và những pha đi bóng theo kiểu "rê dắt lắt nhắt" đã được tối giảm. Tuy nhiên, trận đấu với
Bên cạnh những mặt chưa được, thì ĐTVN dưới thời ông Miura, cụ thể là trong 180 phút đấu trận vừa qua cũng cho thấy một cái được rất lớn. Đó là cái được về khả năng cạnh tranh giữa các cầu thủ, các vị trí trên sân. Cách dụng binh của ông Miura thể hiện rất rõ nguyên tắc: ai có phong độ tốt nhất, thực hiện ý đồ của BHL một cách chính xác nhất sẽ được vào sân, bất chấp đấy là cầu thủ cũ hay mới, nhiều tuổi hay ít tuổi. Điều này khiến cho khi được vào sân, tất cả các cầu thủ đều cố gắng thể hiện bản thân một cách tốt nhất, và nhờ thế ĐT đã có một bộ mặt tinh thần tương đối khác hẳn so với thời các ông thầy nội Hoàng Văn Phúc, Phan Thanh Hùng trước đây.
Như đã nói ngay từ đầu, chỉ từ 2 trận giao hữu mang tính thử nghiệm, sát hạch, thật khó để trả lời chính xác xem ĐTVN hiện tại mạnh hay yếu, đặt trong sự so sánh với các đối thủ ở vòng đấu bảng AFF Cup như Philippines hay Indonesia. Tuy nhiên, nếu kịp thời khắc phục được những thiếu sót về chuyên môn như đã kể, đồng thời phát huy cao độ điểm mạnh tinh thần, thì bộ mặt của chúng ta ở giải đấu này chắc chắn sẽ không nhợt nhạt, bết bát như ở
Sức trẻ... |