Gian nan phận nữ hoàng

09:06 05/10/2018
Chưa vòng chung kết Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc nào (nay gọi là Đại hội Thể thao toàn quốc) lại rơi vào tình cảnh thắc thỏm về địa điểm thi đấu của môn điền kinh như kỳ Đại hội sắp tới.

Lẽ ra, giờ này các nhà tổ chức chỉ phải tập trung vào các khâu chuẩn bị cho lễ khai mạc, bế mạc… thì nay vẫn phải lo địa điểm thi đấu cho môn thể thao được quan tâm hàng đầu tại mỗi kỳ Đại hội Thể thao này.

Lỗi tại đường chạy?

Một trong những lý do khiến Hà Nội được giao quyền đăng cai Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018 (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12) để thay cho An Giang cũng bởi nơi đây sở hữu hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thi đấu thể thao đầy đủ và bề thế hàng đầu Việt Nam. Hệ thống Nhà thi đấu, nhà tập luyện tại Hà Nội bảo đảm để hầu hết các môn thi đấu của Đại hội chỉ diễn ra trong vòng nửa tháng thay vì phải thi đấu “lai rai” từ tháng này sang tháng khác ở nhiều địa phương khác nhau như câu chuyện đã xảy ra ở một số kỳ Đại hội trước.

Mặt đường chạy của sân Mỹ Đình xuống cấp nghiêm trọng.

Ngoài hệ thống Nhà thi đấu, trên địa bàn Hà Nội còn có Khu Liên hợp thể thao quốc gia trong đó có bể bơi và nhất là sân vận động quốc gia Mỹ Đình (trước trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nay do Tổng cục TDTT quản lý trực tiếp). Riêng sân vận động quốc gia Mỹ Đình được “nhắm” là nơi tổ chức Lễ khai mạc, thi đấu môn điền kinh. Đó thực sự là thuận lợi rất lớn để tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc tại Hà Nội. Vấn đề chỉ là khắc phục đường chạy (hay còn gọi là đường piste) ở sân Mỹ Đình. 

Mặt đường chạy tại đây xuống cấp từ vài ba năm nay. Trong khoảng hơn 3 năm gần đây, không có giải điền kinh trong nước hay quốc tế được tổ chức ở đây do đường chạy không đạt yêu cầu. Sân Mỹ Đình chỉ còn được sử dụng để thi đấu bóng đá. Mỗi khi diễn ra các trận đấu bóng đá quốc tế, hình ảnh đường chạy của sân bị bóc cao su lại hiện lên màn hình khiến người ta không khỏi ngán ngẩm.

Thực tế, khi ấy, đơn vị quản lý sân Mỹ Đình cũng có những động thái để xin làm mới đường chạy. Tuy nhiên, kinh phí để thực hiện là rào cản. Trong đó dự kiến phải đầu tư ít nhất 30 tỷ đồng thì đường chạy của sân Mỹ Đình mới đáp ứng yêu cầu thi đấu. 

Ngay khi Hà Nội chính thức được giao đăng cai Đại hội Thể thao toàn quốc – 2018, việc nâng cấp đường chạy sân Mỹ Đình cũng được nêu ra. Khi ấy, còn hơn 1 năm là tới ngày khai mạc Đại hội và những người trong cuộc đều tin rằng có thể khắc phục được vấn đề ở sân Mỹ Đình.

Thế rồi, thời gian thoắt trôi. Các công trình thể thao của thành phố Hà Nội đều hoàn thành sửa chữa, nâng cấp đúng hạn trong khi việc nâng cấp đường chạy sân Mỹ Đình vẫn giậm chân tại chỗ. Như người trong nghề thì hiện tại khó có thể cải tạo đường chạy đáp ứng đúng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. 

Cách đây ít ngày, trong Hội nghị trực tuyến giao ban công tác UBND TP Hà Nội quý III và 9 tháng vừa qua của năm 2018, công tác tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc – 2018 cũng được quan tâm đặc biệt. Theo ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, công tác chuẩn bị của phía Hà Nội đã gần như hoàn tất. Vấn đề nằm ở hạ tầng sân vận động quốc gia Mỹ Đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không kịp cải tạo. Vì thế, việc thi đấu môn điền kinh và tổ chức lễ khai mạc Đại hội đang gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp ở đâu?

Sẽ phải có những kết luận thỏa đáng về việc đường chạy của sân Mỹ Đình không thể được nâng cấp như tính toán dù những người có trách nhiệm đã có quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Tất nhiên, đó là câu chuyện sau này. Chỉ biết rằng, trước mắt, đấy là điều đáng tiếc cho điền kinh, một trong những môn thể thao danh giá nhất tại các kỳ Đại hội Thể thao. Đáng chú ý, các vận động viên điền kinh cũng vừa làm mát mặt thể thao Việt Nam với tấm HCV lịch sử của Bùi Thị Thu Thảo tại ASIAD 2018. Nhờ tấm HCV này, vị thế của thể thao Việt Nam tại châu lục đã nâng lên đáng kể.

Tuy nhiên, sau vầng hào quang ở đấu trường châu lục, các vận động viên điền kinh sẽ phải trở về thực tại là khó có khả năng được tranh tài tại một trong những sân vận động bề thế nhất cả nước tại kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc luôn được giới chuyên môn đánh giá cao.

Trong trường hợp môn điền kinh không thể diễn ra trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình, giải pháp thay thế đã được tính đến. Đáng chú ý, tại Hà Nội còn có 2 sân vận động khác là Hàng Đẫy và Hà Đông nhưng đều có vấn đề riêng. Sân Hà Đông chỉ có 6 đường chạy nên không đáp ứng yêu cầu tổ chức là phải có 8 đường chạy. Sân Hàng Đẫy lại đang trong quá trình chuẩn bị được đầu tư để “lên đời” theo cách “xóa đi làm lại”. Cho nên nếu nâng cấp đường chạy tại đây nhưng chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn trước khi sân được “đập đi, xây mới” thì có phần không hợp lý.

Trong thông báo gần nhất của Liên đoàn điền kinh Việt Nam, môn điền kinh của Đại hội Thể thao toàn quốc - 2018 sẽ diễn ra trên sân điền kinh của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội. Đường chạy ở đây mới được nâng cấp nên hoàn toàn có thể tổ chức các cuộc thi chạy tại đây. 

Dù vậy, không gian của sân tập luyện này lại nhỏ hẹp, không thể như ở sân vận động. Muốn tổ chức thi đấu, phía Hà Nội sẽ phải đầu tư hệ thống khán đài di động, trang thiết bị phục vụ thi đấu, cảnh quan… Tuy vậy, nếu phải thi đấu ở đây, người trong cuộc sẽ khó tránh khỏi tâm trạng. Thế nhưng, nếu Ban Tổ chức nhất quyết chọn địa điểm thi đấu môn điền kinh tại Hà Nội thì đây là giải pháp phù hợp hơn cả.

Cũng có ý kiến là có thể tổ chức môn điền kinh tại tỉnh, thành gần Hà Nội. Nhưng đến lúc này, khi mọi việc đã khá cập rập thì khó có thể xảy ra khả năng trên. Chỉ tiếc cho môn “nữ hoàng” lại không được đối xử như  với “nữ hoàng”.

Khởi tranh môn điền kinh từ ngày 27-11

Theo lịch thi đấu Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, các cuộc đấu điền kinh sẽ được tổ chức từ ngày 27-11 đến 1-12 tại sân điền kinh của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội. Ngày 2-12 sẽ thi đấu nội dung Marathon và đi bộ 20km tại xung quanh khu Mỹ Đình.

Minh Hà

Minh Khuê

Không chỉ là hình ảnh dũng cảm lao vào biển lửa để cứu người, cứu tài sản, những CBCS Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh trong những ngày qua phải liên tục dầm mình trong nước biển, bất chấp hiểm nguy để tìm kiếm, đưa nạn nhân vụ đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long trở về đoàn tụ với gia đình...

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số đăng ký QN-7105 tại Quảng Ninh đến nay vẫn làm bàng hoàng dư luận cả nước. Sau tai nạn thương tâm trên, nhiều người đặt câu hỏi: Kỹ năng nào để có thể sống sót trên biển khi tàu gặp nạn?

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 705 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp II (103 - 117 km/giờ) giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 – 25 km/h…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.