Lùm xùm tin đồn Yaya Toure tới Việt Nam và chuyện buồn về ngoại binh ở V.League

09:02 19/07/2020
V.League trong những mùa giải vừa qua không có nhiều ngoại binh mới chất lượng. Tiềm lực tài chính thua kém những CLB của Thái Lan, Malaysia hay Indonesia đang khiến các đội bóng Việt Nam gặp khó trong việc chọn Tây. Thậm chí, có đội ở V.League còn rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi ngoại binh đến thử việc nhưng sút quả bóng còn chẳng nổi.


Sáng 16/7, làng bóng đá Việt xôn xao khi fanpage có tích xanh của CLB Thanh Hóa đăng tải bức ảnh tiền vệ Yaya Toure mặc áo của đội bóng này, kèm theo dòng chữ “Welcome” (Chào mừng). Đi kèm với bức ảnh trên là một chú thích lấp lửng: “Bản hợp đồng rất đáng chờ đợi. Nếu nó có xảy ra thật".

Việc này nhanh chóng nhận được sự chú ý của dư luận, đặc biệt trong bối cảnh Yaya Toure cũng đang bày tỏ mong muốn tìm một đội bóng mới ở Đông Nam Á, sau khi chia tay Qingdao Huanghai (Trung Quốc) hồi cuối năm 2019.

Tuy nhiên cũng rất nhanh sau đó, phía đại diện của Yaya Toure đã vào ngay bài đăng nói trên để chất vấn: "Chúng tôi là đại diện của Yaya Toure. Đây không phải sự thật. Hãy giải thích lý do tại sao bạn đã đăng tải thông tin này?".

Nỗi thất vọng của các cầu thủ SLNA ở trận gặp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh khi Peter Onyekachi bỏ lỡ cơ hội ghi bàn nâng tỉ số lên 2-1 ở phút 90.

Cuối cùng, tin đồn sớm bị dẹp tan khi fanpage có tích xanh của CLB Thanh Hóa cho biết đó là một bức ảnh được thiết kế bởi người hâm mộ và họ chỉ đăng cho vui.

Tuy nhiên, giả sử Yaya Toure về Việt Nam thi đấu thật, liệu có bao nhiêu CLB ở V.League có đủ khả năng tài chính để khiến cựu tiền vệ Man City có thể gật đầu? Hơn nữa, việc chi ra một khoản tiền không hề nhỏ để đưa về một “ông lão” 37 tuổi, suốt 2 năm qua chỉ chơi vật vờ ở Hy Lạp và giải hạng Nhất Trung Quốc là một canh bạc thực sự. “Cú lừa” mang tên Denilson dành cho Hải Phòng vào năm 2009 chắc hẳn vẫn còn được lưu trong ký ức của nhiều người.

Nói thế để thấy chuyện tuyển ngoại binh ở V.League hiện tại không dễ chút nào, bởi tiềm lực tài chính của các CLB Việt Nam khó mà so với các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Thế mới sinh ra chuyện các CLB của ta đành chấp nhận chọn ngoại binh theo kiểu so bó đũa chọn cột cờ.

HLV Nguyễn Văn Sỹ từng kể rằng, khi Nam Định lên hạng vào năm 2018, đội bóng của ông gấp rút tuyển tiền đạo Tây mà tìm mãi không nổi. Thời gian thì ít mà ngoại binh được môi giới đến lại dở tệ. Có người đá quả bóng còn chẳng nổi. Cuối cùng, Nam Định đành phải chọn Neil Benjamin và Henry Shackiel vì cặp đôi này có… hồ sơ đẹp (từng vô địch cúp Quốc gia Trinidad & Tobago). Tiếc rằng đến khi vào giải, cả hai đều chơi dở tệ và bật bãi khỏi Nam Định.

Hay như ở V.League 2020, CĐV SLNA dường đang “đau đầu” vì trình độ của hai tiền đạo ngoại. Trải qua 9 vòng đấu, Peter Onyekachi và Alagie Sosseh đều chưa có nổi bất kỳ bàn thắng hay kiến tạo nào. Họ chơi cực kỳ mờ nhạt, đến nỗi sau khi đối đầu SLNA ở vòng 9, HLV Phạm Minh Đức của HL Hà Tĩnh khi được hỏi đã không thể nhớ nổi tên của tiền đạo đối phương (Alagie Sosseh) để mà đánh giá.

Rồi đến Hải Phòng, đầu mùa giải năm nay họ đưa về tiền đạo Diego Oliveira Silva, người đoạt danh hiệu Vua phá lưới trong năm 2019 khi chơi tại… Thai League 3. Từ đầu mùa, Diego được ra sân 5 trận và điều anh làm cho khán giả nhớ nhất trớ trêu thay lại là mái tóc màu bạch kim đầy nổi bật của mình. Còn lại, cũng giống như Onyekachi và Sosseh của SLNA, thành tích của Diego là 0 bàn thắng và 0 kiến tạo.

Nhưng đừng vội nghĩ vì Nam Định, SLNA hay Hải Phòng tài chính không mạnh thì mới mua phải Tây “dỏm”. Đến tiềm lực như Hà Nội mùa trước cũng khốn khổ và hớ nặng bởi những bản hợp đồng với Brandon McDonald và Sajad Moshkelpour. Brandon ra sân được ít phút trước khi bị thanh lý sau lượt đi, còn với Sajad thì lần duy nhất người ta thấy anh xuất hiện là khi… chụp ảnh ra mắt, rồi trung vệ người Iran mất hút và không thi đấu một phút nào.

Có lẽ cũng bởi việc dùng ngoại binh mới khá bấp bênh nên nhiều đội bóng chấp nhận lựa chọn các gương mặt đã quen chơi ở V.League hơn, dẫu cho đa phần trong số đó đều đã luống tuổi.

Sau lượt đi V.League 2019, Khánh Hòa đứng bét bảng và quyết định chi mạnh để tìm tiền đạo ngoại mới cho đội bóng. Cuối cùng khi đứng giữa việc chọn Bruno Cunha hay Patiyo, đội bóng phố biển đã quyết định đặt niềm tin vào “lão tướng” 35 tuổi Patiyo vì anh này đã có kinh nghiệm đá V.League nhiều năm, còn Bruno chỉ là người mới đến.

Kết quả là Patiyo chơi thất vọng, không thể cứu nổi Khánh Hòa rớt hạng, còn Bruno Cunha tới Viettel, ghi 15 bàn và giành danh hiệu Vua phá lưới, dù chân sút 26 tuổi này chỉ thi đấu từ giai đoạn lượt về.

Hay như ở V.League năm nay, Đỗ Merlo dù đã bước sang tuổi 35 nhưng sau khi rời Đà Nẵng vẫn duy trì được cho mình vị trí tiền đạo chủ lực với bến đỗ mới là Nam Định. Các mũi tấn công của đội bóng thành Nam tập trung rất nhiều cho Merlo. Tuy nhiên, gánh nặng tuổi tác của Merlo cộng với việc bị đối phương dễ dàng bắt bài khiến Nam Định dần hụt hơi, có chuỗi thua kéo dài và rơi xuống nửa dưới bảng xếp hạng.

Rõ ràng, ngoại binh đang thực sự là một vấn đề đáng lo ngại với các đội bóng ở V.League. Sẽ không dễ để V.League thu hút được các ngoại binh giỏi, khi giờ đây sức hút về mức lương từ các giải đấu khác ở Đông Nam Á đang hấp dẫn hơn Việt Nam rất nhiều.

Con trai Rivaldo chê V.League

Hồi đầu mùa, sau khi không mua được Lee Nguyễn, TP Hồ Chí Minh đã theo đuổi Rivaldinho, con trai của huyền thoại người Brazil Rivaldo. Tuy nhiên, sau khi thương vụ này đổ bể, báo chí Thái Lan đã tiết lộ việc người đại diện của Rivaldinho không đánh giá cao V.League.

Cụ thể, tờ Siam Sport cho biết, người đại diện của Rivaldinho nói rằng, thân chủ của mình không muốn tới chơi bóng ở V.League của Việt Nam. Nếu lời đề nghị đến từ J.League (Nhật Bản), K.League (Hàn Quốc), M.League (Malaysia) hoặc Thai League (Thái Lan) thì Rivaldinho còn có thể xem xét vì các giải đấu này chất lượng hơn.

Trên thực tế, định giá của Rivaldinho rơi vào khoảng 800.000 Euro (hơn 20 tỷ đồng). Trước đó TP Hồ Chí Minh từng sẵn sàng bỏ ra 23 tỷ đồng để chiêu mộ Lee Nguyễn nên việc mua Rivaldinho có lẽ không nằm ngoài khả năng tài chính của đội bóng này. Ngoài những lần mua “hụt” kể trên, TP Hồ Chí Minh còn từng mời thử việc những cầu thủ đã bước sang bên kia sườn dốc sự nghiệp như David N'Gog (Liverpool), Rodrigo Possebon (MU) nhưng cuối cùng đều không thể ký hợp đồng.

Đơn Ca

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文