Nhắm đích SEA Games 31

09:06 16/01/2021
Trong kế hoạch thi đấu quốc tế năm 2021 được Tổng cục TDTT triển khai vào đầu năm nay, mục tiêu giành ít nhất 20 vé tham dự Olympic tới tại Nhật Bản hay giành 1 trong ba vị trí dẫn đầu tại SEA Games 31 ở Việt Nam được xem là ưu tiên hàng đầu. Trong số này, SEA Games 31 được ưu tiên hơn cả, nhất là khi việc tổ chức Olympic tới vẫn đang bỏ ngỏ.

Ngổn ngang với vòng loại Olympic

Hiện tại thể thao Việt Nam mới giành 5 vé tham dự Olympic tới ở môn bắn cung (2), boxing (1), thể dục dụng cụ (1), bơi (1). Thể thao Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội hoàn tất mục tiêu nhưng với điều kiện các giải đấu thuộc vòng loại Olympic phải được tổ chức. Còn hiện tại, nguy cơ hoãn hủy các giải đấu này luôn hiển hiện do diễn biến dịch COVID-19 phức tạp trên thế giới.

Thậm chí, nếu vòng loại Olympic các bộ môn được tổ chức trên thế giới thì VĐV Việt Nam cũng khó tham dự do chưa biết khi nào đường bay quốc tế từ Việt Nam đến các nước trên thế giới được khai thác trở lại. Ngay như ở 3 giải cầu lông quốc tế tại Thái Lan trong tháng 1 này, các tay vợt Việt Nam cũng không thể tham dự. Thực tế, dù tiếc nuối nhưng phải chấp nhận không dự giải là, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện nghiêm và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Điều kiện kinh tế không cho phép VĐV Việt Nam có những chuyến chuyên cơ chỉ để đi thi đấu một giải cầu lông ở nước ngoài như trường hợp một số đội tuyển khác trên thế giới.

Dù vậy, như khẳng định của ông Hoàng Quốc Vinh, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I (Tổng cục TDTT), các vận động viên Việt Nam luôn phải duy trì tập luyện ở trạng thái cao nhất để sẵn sàng tranh tài tại các giải quốc tế tranh vé dự Olympic bất cứ lúc nào. Tất nhiên, phải trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát trên toàn thế giới và Việt Nam có đủ điều kiện để thực hiện các đường bay thương mại.

VĐV Bùi Thị Thu Thảo đã trở lại tập luyện.

Trong khi đó, khả năng Olympic không thể diễn ra vào tháng 7 tới tại Nhật Bản vì dịch COVID-19 đã được tính đến trong thời gian gần đây. Đặc biệt, dịch COVID-19 lây lan mạnh mẽ tại Nhật Bản trong những ngày qua cũng tạo nên những lo ngại nhất định. Cách đây ít ngày, có tới hơn 80% người dân Nhật Bản được thăm dò ý kiến đã đồng ý với phương án hủy hoặc hoãn Olympic tới. Tất cả chỉ để thấy rằng khả năng tham dự Olympic trong năm nay hoặc hoàn thành chỉ tiêu giành 20 vé dự Olympic của thể thao Việt Nam chưa chắc đã thực hiện được bởi yếu tố khách quan.

Dốc toàn lực cho SEA Games 31

Trong buổi làm việc cách đây hơn một tuần của Tổng cục TDTT về triển khai công tác tập huấn, thi đấu của các đội tuyển quốc gia trong năm 2021, quan điểm ưu tiên cho SEA Games 31 thêm một lần được khẳng định. Trước đó, tại nhiều cuộc họp khác, các lãnh đạo Tổng cục TDTT, Vụ Thể thao thành tích cao hay các bộ môn cũng thống nhất nên ưu tiên cho mục tiêu tại SEA Games 31. Đây là mục tiêu khả thi và đương nhiên vừa sức với thể thao Việt Nam.

Sự khả thi được phân tích ở khía cạnh tổ chức, để tin rằng SEA Games 31 vẫn có thể được tổ chức an toàn tại Việt Nam. Cho đến lúc diễn ra SEA Games 31 vào tháng 11-2021, có thể dịch COVID-19 đã được khống chế, ít nhất cũng ở Đông Nam Á. Lúc đó, đương nhiên SEA Games 31 sẽ diễn ra. Còn kể cả trong tình huống xấu hơn là dịch COVID-19 vẫn có diễn biến không thuận lợi thì kinh nghiệm phòng, chống dịch của Việt Nam, được thế giới ca ngợi trong thời gian qua, sẽ có dịp phát huy, để chứng minh cho thế giới thấy một Việt Nam an toàn, đáng sống.

Ngay lúc này, khi đề cập đến khâu tổ chức SEA Games 31, khả năng để các đoàn VĐV nước ngoài sang Việt Nam sớm (tất nhiên trước đó phải có xác nhận của y tế của từng quốc gia về việc VĐV âm tính với virus SARS-CoV-2) và cách ly y tế theo quy định của ngành Y tế Việt Nam trước khi tham dự SEA Games 31 cũng hoàn toàn khả thi. Thực tế của thể thao thế giới trong thời gian qua cho thấy, nếu thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch vẫn có thể tổ chức các giải đấu thể thao, bảo đảm an toàn.

Tất cả để thấy, khả năng SEA Games 31 diễn ra là lớn. Vì thế, việc của các ngành Thể thao Việt Nam là chuẩn bị thật tốt về lực lượng để hoàn thành mục tiêu trong nhóm đầu, hay đúng hơn là ngôi số 1, theo cách thuyết phục nhất. Cũng vì vậy, Tổng cục TDTT đã chỉ đạo, các đội tuyển đều phải được tập huấn, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2021, đồng thời các bộ phận chức năng tập trung toàn bộ nguồn lực cho các đội tuyển tham dự SEA Games 31.

Điều này càng củng cố quyết tâm dồn sức cho SEA Games 31 của nhiều VĐV Việt Nam. Trong số này có nhà đương kim vô địch nhảy xa tại ASIAD 2018 Bùi Thị Thu Thảo. Không ngẫu nhiên mà VĐV này đã quyết định trở lại tập luyện sau khi sinh con để giành tấm HCV SEA Games 31. Nếu không có niềm tin SEA Games 31 vẫn sẽ diễn ra như dự kiến tại Việt Nam, chưa chắc cô gái này đã quay lại hố nhảy xa.

Với một sân chơi phải sau 18 năm mới được tổ chức trở lại ở Việt Nam, việc ngành Thể thao Việt Nam coi trọng SEA Games 31 cũng không lạ. Đơn giản, đó là màn quảng bá hình ảnh tốt cũng như nâng cao vị thế cho Việt Nam nói chung và thể thao Việt Nam nói tiêng.

Sớm thành lập nốt các Liên đoàn thể thao quốc gia

Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn trong chỉ đạo mới đây đã cho rằng, để tích cực chuẩn bị cho SEA Games 31, các môn thể thao chưa có Liên đoàn quốc gia cần nhanh chóng thành lập Ban vận động trong thời gian sớm nhất. Đây là điều kiện cần thiết để thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế thể thao, tạo cơ hội cho các môn này phát triển mạnh mẽ ngay sau SEA Games 31.

Minh Khuê

Minh Hà

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文