Quách Thị Lan: Niềm hạnh phúc nơi vạch đích

08:13 24/07/2021
Quách Thị Lan đến với điền kinh trong tâm thế một vận động viên chuyên nghiệp khá muộn màng. Cô chỉ giành được những danh hiệu nổi bật tầm cỡ khu vực và châu Á cũng phải sau nhiều năm lăn lộn trên đường đua. Và rồi ở gần kề thời điểm nghĩ đến việc sinh con, lập gia đình, Quách Thị Lan mới có lần đầu tiên được dự Olympic.


Huy chương vàng ASIAD bất ngờ

Quách Thị Lan chỉ bắt đầu đi tập điền kinh khi đã 16 tuổi. Lúc bấy giờ, sau một kỳ thi ở giải trường, cô gái cao 1m70 này được các giáo viên trong trường tạo điều kiện để hướng theo con đường thể thao chuyên nghiệp. Tập được 5 tháng ở Thanh Hoá, cô gái quê Ngọc Lặc của xứ Thanh khăn gói lên đường ra Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ đó trở đi, Quách Thị Lan chính thức đi theo con đường chuyên nghiệp của môn thể thao nữ hoàng.

Quách Thị Lan không mất nhiều thời gian để góp mặt trên ĐTQG. Bởi chỉ một năm sau đó, Lan đã được chấm vào diện có thể ganh đua huy chương ở nội dung 400m và 400m rào. Nhưng xuất phát điểm quá muộn lại đan xen với việc rút ngắn quá trình tuyển chọn lên thi đấu đỉnh cao khiến Lan cũng phải trải qua những áp lực về chấn thương. Cô thừa nhận chân của mình hơi yếu so với mọi người, vì không có thời gian rèn giũa ở một độ tuổi sớm hơn khi đó. Chấn thương gối trở thành mãn tính với vận động viên người Thanh Hoá. Những chấn thương nặng, nhẹ khác nhau khiến Lan cũng quen với cái đầu gối mong manh của mình.

VĐV Quách Thị Lan được đặc cách dự Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Bùi Lượng)

Hai năm sau khi lên ĐTQG, Quách Thị Lan từng đoạt huy chương bạc ASIAD 2014. Nhưng những tấm huy chương vàng chỉ thực sự đến với cô sau nửa thập kỷ rèn luyện. Đó có thể xem là muộn đối với một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp của Việt Nam. Những tấm huy chương vàng giải điền kinh châu Á đến với cô vào năm 2017, tức là phải sau 5 năm Quách Thị Lan đến với điền kinh đỉnh cao. Tương tự, hai tấm huy chương vàng SEA Games cũng chỉ đến với Lan ở các năm 2015 và 2017.

Đáng chú ý nhất là trường hợp tấm huy chương vàng ASIAD 2018. Phải tới năm 2019, tức là sau 1 năm, Quách Thị Lan mới được nhận. Lý do là bởi VĐV người Bahrain Kemi Adekoya bị tước huy chương do dính doping. Hạnh phúc nơi cuối con đường đến với Lan cứ chậm rãi như vậy.

Cứ thoải mái trong lần đầu ra Thế vận hội

Quách Thị Lan bày tỏ khoảng 1-2 năm nữa, khi bắt đầu gần đến cột mốc 30 tuổi, cô sẽ nghiêm túc nghĩ đến chuyện lập gia đình và sinh con. Với một VĐV điền kinh, điều ấy cũng có nghĩa rằng việc theo đuổi sự nghiệp đỉnh cao sẽ không còn được duy trì như trước.

Ở gần vạch đích của sự nghiệp chuyên nghiệp, Quách Thị Lan bất ngờ nhận được món quà từ Olympic Tokyo 2020. Cô được Liên đoàn Điền kinh Thế giới và Ủy ban Olympic Quốc tế chấp nhận suất đặc cách tham dự Olympic Tokyo 2020 do Liên đoàn Điền kinh Việt Nam đề cử. Đây là suất đặc cách dành cho quốc gia không có VĐV giành vé trực tiếp và cô cũng sẽ là đại diện duy nhất của điền kinh Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2020.

Đây là kỳ Olympic đầu tiên trong sự nghiệp của Quách Thị Lan. Nữ VĐV sinh năm 1995 được Liên đoàn Điền kinh Việt Nam lựa chọn thi đấu ở cự ly 400m rào. Xin được nhắc lại là 400m rào, nội dung khó nhất và yêu cầu cao nhất của điền kinh tại Olympic. Nhưng đó cũng có thể xem là niềm vinh dự với Quách Thị Lan. Bởi cô là VĐV gốc Á duy nhất và cũng là 1 trong 2 VĐV điền kinh châu Á (người còn lại là Aminat là VĐV người Bahrain gốc Nigeria) được thi đấu ở nội dung này.

Như đã nói, 400m rào nữ là một nội dung thuộc diện đẳng cấp thế giới tại bộ môn điền kinh. Cơ hội dành cho những vận động châu Á ở nội dung này là quá nhỏ bé. Mở rộng ra với toàn bộ môn điền kinh, lịch sử điền kinh Việt Nam cũng chỉ xuất hiện một VĐV vượt qua vòng loại đầu tiên (vòng heat) ở Olympic. Đó là Vũ Thị Hương ở nội dung chạy 100m nữ tại Bắc Kinh 2008. Hương đạt thành tích 11,65 giây và vào tứ kết, trước khi bị loại. Đúng là không có nhiều cơ hội cho Quách Thị Lan có hy vọng vào được vòng chung kết tranh tài chứ đừng nói là giấc mơ huy chương. Nhưng với Quách Thị Lan, cũng nhờ vậy mà cô sang Tokyo tham dự Olympic với tâm trạng thoải mái hơn cả.

“Nói không có áp lực thì cũng không phải bởi có một chút hồi hộp khi lần đầu tiên mình được tham dự một giải đấu lớn như vậy. Tuy nhiên việc được cọ xát với những VĐV có thành tích rất tốt trên thế giới cũng là động lực để mình cố gắng nhiều hơn, học hỏi được nhiều”, Quách Thị Lan lạc quan chia sẻ.

Quách Thị Lan vẫn chưa có chỗ tập luyện

Theo ông Trần Đức Phấn, ngoài các môn đã được ban tổ chức sắp xếp địa điểm tập luyện như: thể dục dụng cụ, cầu lông, bắn súng… thì có những môn vẫn chưa có chỗ để tập. Cụ thể đó là VĐV Quách Thị Lan (điền kinh) từ khi đến Nhật Bản hôm 19/7 đến nay vẫn chưa thể đến sân để tập luyện. Do chưa có địa điểm tập luyện nên chuyên gia Vladimir Hristov (Bulgaria) đã phải khắc phục bằng cách cho Quách Thị Lan chạy ngay trong sân của làng VĐV Olympic. Ngoài ra, cô cũng đến phòng gym để tập các bài tập bổ trợ.

Ông Phấn cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, mục tiêu hàng đầu của đoàn thể thao Việt Nam là đảm bảo an toàn cho VĐV và các thành viên trong đoàn. Các VĐV cố gắng đạt thành tích cao nhất của mình, đoàn phấn đấu có huy chương với hy vọng số 1 ở môn cử tạ.

PV

Sau nhiều ngày nghị án kéo dài, theo kế hoạch, chiều 22/4, TAND TP Hà Nội sẽ ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo liên quan trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh (Hà Nội) gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 135 tỷ đồng.

Sau nhiều ngày phong tỏa để hỗ trợ khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió trên tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), từ 18h chiều nay 22/4, các loại phương tiện xe ôtô đã được phép vận hành trở lại trên QL1A qua đèo Cả nối liền hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa

Chiều tối 22/4, Thượng tá Trần Thanh Tùng, Trưởng Công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã biểu dương tinh thần trách nhiệm “Vì nhân dân phục vụ” của Công an xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn trong việc tổ chức tìm kiếm cụ ông 84 tuổi ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) bị lạc trong rừng, khi đi vào thăm con trai tại xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 22/4, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Đà Nẵng đã thông tin công khai hàng loạt đơn vị kinh doanh vận tải, xe vận tải khách, xe tải vi phạm vượt quá tốc độc hàng trăm lần/tháng. Đồng thời, quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu do phương tiện vi phạm tốc độ nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền (đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), khiến 1 người chết, 2 người bị thương, chiều 22/4, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tân Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Một phụ nữ vừa tử vong, sau khi bị một con chó thả rông cắn chảy máu cách đây khoảng 4 tháng nhưng không đi tiêm phòng dại. Giữa tháng 4, người này có biểu hiện của bệnh dại, đi khám, làm xét nghiệm được chẩn đoán bệnh dại, sau đó bệnh chuyển biến nặng và tử vong. 

Hai bên thống nhất sẽ nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán tiến tới ký kết các văn kiện hợp tác như “Hiệp định Dẫn độ”, “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự”, “Thỏa thuận phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia”,… nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác phòng, chống tội phạm giữa hai nước.

Sáng 22/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có buổi làm việc với Cục Đường bộ và các đơn vị có liên quan về phương án phân luồng giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước đó, Cục đường bộ ra quyết định phân luồng giao thông trên cao tốc này (cấm các phương tiện xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm và xe từ 6 trục trở lên lưu thông trên tuyến đường này), gây ra những phản ánh từ phía người dân các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và chính quyền, sở, ban ngành chức năng địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文