Thể thao Việt Nam ở Olympics: Thiếu cả lượng và chất

09:40 26/07/2021
Nếu đoàn thể thao Việt Nam không giành được huy chương nào ở Olympic Tokyo năm nay, đó cũng không phải thất bại. Trên thực tế, vấn đề lớn nhất cần giải quyết ngay là số lượng vận động viên thi đấu đỉnh cao, những người có đủ trình độ vươn đến đẳng cấp của Olympic.


Thiếu và yếu

2 tấm huy chương của Hoàng Xuân Vinh ở Olympic Rio (1 HCV, 1 HCB) không phản ánh hết thành công của đoàn thể thao Việt Nam tại kỳ Thế vận hội 2016. 5 năm trước, Việt Nam đến Brazil với một đội ngũ hùng hậu gồm 23 vận động viên, thi đấu ở 10 nội dung, trong đó có không ít hạng mục cạnh tranh huy chương.

Ở những kỳ Olympic trước năm 2000, số lượng VĐV tham dự Thế vận hội của Việt Nam khá ít, thường chưa đến 10 người. Phải đến khi bước sang Thiên niên kỷ mới cùng tấm huy chương bạc lịch sử của Trần Hiếu Ngân, thể thao Việt Nam mới chứng kiến bước nhảy vọt trong huấn luyện thành tích cao.

Từ Athens 2004 đến Rio 2016, số lượng VĐV đạt chuẩn Olympic của Việt Nam không ngừng tăng lên, trong đó rất nhiều người đạt chuẩn A. Ngoài những môn chúng ta có thế mạnh truyền thống như bắn súng, cử tạ, thể thao Việt Nam còn cải thiện thành tích ở những môn thể thao đại diện cho Thế vận hội như bơi lội, điền kinh.

Hoàng Xuân Vinh không có lứa VĐV kế cận ở môn bắn súng.

Thành công của thể thao Việt Nam ở Olympic Rio 2016 khiến chúng ta không ngần ngại đề ra chỉ tiêu giành 20 suất đến Olympic Tokyo. Đây là mục tiêu tất yếu cần hướng tới, nhất là khi số vận động viên tranh tài ở đấu trường thế giới của đoàn Việt Nam không ngừng tăng lên. Tuy vậy, đó cũng là thời điểm đánh dấu kế hoạch chinh phục Olympic đổ vỡ.

COVID-19 không phải lý do duy nhất khiến số vận động viên tham dự Thế vận hội của Việt Nam sụt giảm. 3 tháng trước ngày Olympic Tokyo chính thức khai mạc, Việt Nam có chưa đến 10 suất trực tiếp đến đấu trường thế giới. Những người nhận vé đến Nhật Bản sau này cũng chỉ đạt chuẩn B Olympic và đến theo diện được mời tham gia, chứ không có suất chính thức (chuẩn A).

Thực chất những VĐV chuẩn B đến Olympic chỉ là một phần trong chương trình phân bổ công bằng số phiếu tham dự giữa các châu lục của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong trường hợp của Ánh Viên, cô đến Tokyo theo diện "phiếu bình đẳng giới".

Chỉ có Nguyễn Huy Hoàng chính thức đến Thế vận hội với 2 suất chuẩn A, còn Ánh Viên đi "ké" nhờ chính sách nếu một quốc gia X có bao nhiêu suất dành cho nam, thì nữ cũng được nhận bấy nhiêu suất. Trước đó vào năm 2016, Ánh Viên cũng giúp đàn anh Hoàng Quý Phước đi "ké" đến Olympic Rio nhờ chính sách này.

Những thay đổi về công bằng số phiếu tham dự Olympic của IOC, suy cho cùng chỉ nhằm tạo điều kiện cho những quốc gia không thực sự mạnh về thể thao có dịp trải nghiệm Thế vận hội. Những VĐV họ mang theo không thể tranh tài với dàn tinh hoa của những cường quốc thể thao như Mỹ, Trung Quốc, Anh và Nhật Bản.

Sự thực là những VĐV đi theo chuẩn "ké" hay công bằng châu lục đều sớm bị loại và không để lại ấn tượng gì nhiều. Vì thế, 18 VĐV tham dự Olympic Tokyo 2021 của Việt Nam thực chất có thể còn ít hơn nữa nếu như IOC nâng cao tiêu chuẩn như những kỳ Thế vận hội trước.

Những cái tên "trường tồn với thời gian"

Tiến Minh hay Xuân Vinh có thể là biểu tượng thể thao với thâm niên ở đội tuyển và số kỳ tham dự Olympic, nhưng việc họ "cắm rễ" lại cho thấy một vấn đề khác. 13 năm trước, Nguyễn Tiến Minh giúp cầu lông Việt Nam lần đầu có một VĐV tham dự Olympic ở đội dung đơn nam. Từ đó đến nay chúng ta có thêm Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh ở nội dung đơn nữ; nhưng đơn nam ngoài Tiến Minh thì không có ai cả.

Từ một tay vợt ở ngoài độ tuổi đôi mươi, Tiến Minh giờ đã 38 tuổi nhưng vẫn phải "cày" giúp thể thao Việt Nam có chỉ tiêu dự Olympic. Không thi đấu trường kỳ ở Olympic lâu như Tiến Minh, nhưng Hoàng Xuân Vinh cũng đã cày ải đến kỳ Thế vận hội thứ ba. 5 năm trước, xạ thủ số 1 Việt Nam còn có người đồng đội Trần Quốc Cường cùng đi đến Thế vận hội nhưng bây giờ anh không có ai cả.

Ở môn cầu lông, những người đàn em của Tiến Minh cố gắng đến mấy cũng không thể vào nổi top 100 tay vợt hàng đầu thế giới. Về phía Hoàng Xuân Vinh, anh hiện đã 47 tuổi nhưng lứa VĐV kế cận vẫn chưa kịp lớn. Câu hỏi "Ai là người thay thế họ" đã tồn tại từ nhiều năm trước và đến giờ vẫn chưa có lời giải.

Nếu như Hoàng Xuân Vinh, hay Nguyễn Tiến Minh chia tay đội tuyển quốc gia sau Olympic Tokyo, có lẽ Việt Nam sẽ lâm vào vùng trắng ở 2 môn thể thao họ từng tham dự. Đó sẽ là vết thương chí mạng với những người làm thể thao thành tích cao, vốn đã quen với sự đóng góp không ngừng nghỉ từ một vài cựu binh quá vượt trội so với phần còn lại.

Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa là thể thao Việt Nam không có những điểm sáng giữa màn đêm. Ánh Nguyệt và Phi Vũ là hai mầm hy vọng cho tương lai. Ánh Viên bước qua thời kỳ đỉnh cao, chung ta lại sở hữu một Nguyễn Huy Hoàng xuất sắc có phần hơn cả người đàn chị. Ngay cả bộ môn Rowing với Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo cũng sẽ là nguồn VĐV lâu dài trong tương lai, bởi Thảo mới chỉ 21 tuổi. Ngoài ra, cử tạ vẫn là một bộ môn thế mạnh của Việt Nam ở những hạng cân nhẹ.

Những VĐV mình đầy thương tích đến Nhật Bản

Tham dự Olympic là cơ hội gần như chỉ đến một lần trong đời mỗi vận động viên, vì thế nhiều người sẵn sàng chịu đau để đến Thế vận hội. 2 VĐV thể dục dụng cụ của Việt Nam là Đinh Phương Thành và Lê Thanh Tùng cũng không phải ngoại lệ. Họ nở nụ cười tươi khi lên đường đến Tokyo, và khi cả 2 đặt chân đến Nhật Bản, họ và ban huấn luyện đội tuyển mới thông báo chưa hoàn toàn bình phục chấn thương.

Việc thi đấu trong tình trạng cơ thể không đảm bảo khiến 2 VĐV Việt Nam chỉ có thể đăng ký thi đấu một số nội dung riêng lẻ thay vì tham gia Toàn năng. Sớm bị loại và phải rời cuộc chơi, nhưng cả Phương Thành và Thanh Tùng vẫn nhận được lời khen người từ HLV Trương Minh Sang. Không chỉ có họ, đô cử Thạch Kim Tuấn cũng đến Olympic Tokyo với chấn thương vai. Vết đau khiến anh không thể thi đấu như ý muốn và thất bại ở cả 3 lần cử đẩy nội dung 61kg nam.

An Khánh

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文