Vì sao Ronaldinho không được đến Nam Phi?

10:30 18/05/2010
Dưới tay của Dunga, Brazil mang hình hài của một người máy. Nhưng Ronaldinho - cầu thủ có triệu triệu những fan hâm mộ trên khắp hành tinh lại là biểu tượng của sự hào hoa. Và dĩ nhiên SỰ HÀO HOA - đó là điều không bao giờ có thể tồn tại trên đôi tay người máy.

LTS: Còn gần một tháng nữa, vào ngày 10/6, Word Cup 2010 sẽ chính thức khai mạc tại Nam Phi. Quả bóng tròn lăn ở châu Phi ở mùa hè này sẽ nóng bỏng và ẩn chứa những bất ngờ lý thú. Bắt đầu từ số báo này, Báo CAND mở chuyên mục "Đường đến World Cup 2010". Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nếu hỏi nhân vật nào và câu chuyện nào liên quan tới kỳ World Cup 2010 khiến cho cả thế giới bóng đá đang phải sôi lên thì chắc chắn nhân vật ấy là Ronaldinho, và câu chuyện ấy mang tên "Sự tài hoa trên đôi tay người máy".

Tại sao lại như thế? Tại vì, một sự thật không thể tin nổi đã diễn ra: Ông Dunga - HLV trưởng ĐTQG Brazil đã quyết định loại Ronaldinho khỏi danh sách ĐT Brazil tham dự World Cup. Khỏi cần nói, hẳn mọi người cũng hình dung ra được quyết định của HLV Dunga đang tạo nên một làn sóng phản ứng dữ dội đến nhường nào.

Đầu tiên là những phản ứng từ chính Ronaldinho, khi mà anh này không ngại ngần cho biết là mình đã bị "sốc nặng". Tiếp nữa là những phản ứng của tất cả những fan hâm mộ yêu bóng đá đẹp trên thế giới. Bởi ai cũng hiểu Ronaldinho - cầu thủ từng được độc giả của tờ World Soccer bầu chọn là cầu thủ hay nhất trong thập kỷ 2000 - 2009 chính là hiện thân của "bóng đá đẹp". Chính Ronaldinho với khả năng đi bóng siêu hạng của mình đã khiến cho những CĐV của Barcelona trước đây và AC Milan hiện nay phải "tròn xoe con mắt".

Thế nên khi hay tin Ronaldinho bị loại khỏi ĐT Brazil thì không chỉ riêng gì người Brazil, mà cả người Tây Ban Nha lẫn người Italia đều lập tức thiết lập những diễn đàn trên Internet để phản ứng quyết liệt với ông thầy Dunga.

Câu hỏi đặt ra: Vì sao Dunga lại đưa ra một quyết định khiến cho gần như tất cả phần còn lại của thế giới bóng đá phải chống lại mình? Vì ông ta ghét Ronaldinho chăng? "Không thể có chuyện đó! Trong cuộc sống, tôi và Ronaldinho quan hệ với nhau một cách bình thường" - Dunga khẳng định trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây tại quê nhà Brazil. Và lời khẳng định này lập tức được phần lớn những người hiểu việc thừa nhận là "không có dấu hiệu nào của sự dối trá".

Lý do Dunga loại Ronaldinho đơn giản chỉ liên quan đến những vấn đề chiến thuật. Ai cũng biết, thời còn làm cầu thủ, Dunga gắn liền với những CLB châu Âu, nên tiếng là một tiền vệ Brazil, nhưng ông lại sở hữu một thứ tư duy bóng đá nặng tính kỷ luật hệt như người châu Âu. Thành thử, ngay cả khi trở về khoác áo ĐTQG Brazil - nơi mà vũ điệu Samba đã trở thành bản ngã thì một "Dunga châu Âu" vẫn được thể hiện cực kỳ sắc nét. Chính vì cái tư duy châu Âu đó nên không phải đến bây giờ, mà từ cách đây vài năm, khi chính thức cầm quyền ở ĐTQG Brazil, Dunga đã chủ trương xây dựng một lối chơi kỷ luật.

Khi Dunga nói ra câu này, cả một làn sóng chỉ trích lập tức được dồn lên đầu ông. Bởi một lý do thật đơn giản, với người Brazil thì bóng đá là nghệ thuật, là biểu diễn, chứ không phải là kỷ luật. Nhưng với một "não trạng đúc bằng gang thép", Dunga đã bất chấp tất cả để xây dựng ĐT theo ý tưởng của mình, và vấn đề là những ý tưởng ấy đã nhận được sự hậu thuẫn từ chính những quan chức cấp cao trong Liên đoàn Bóng đá Brazil.

Rõ ràng là dưới tay của Dunga, Brazil mang hình hài của một người máy. Nhưng Ronaldinho - cầu thủ có triệu triệu những fan hâm mộ trên khắp hành tinh lại là biểu tượng của sự hào hoa. Và dĩ nhiên SỰ HÀO HOA - đó là điều không bao giờ có thể tồn tại trên đôi tay người máy. 

Ở đây, không thể trách "người máy" đã quá nghiệt ngã, hay thương cho "sự hào hoa" đã sớm trở nên bạc mệnh. Điều đáng trách chăng nằm ở chỗ: Tạo hóa thật khéo trêu ngươi, khi tạo hóa lại cố tình vẽ ra một "người máy", rồi lại cố tình đặt lên tay "người máy" bi kịch của sự hào hoa.

Chợt thấy, chuyện bóng đá, chuyện World Cup mà cũng có nhiều chỗ na ná chuyện đời

Ngọc Anh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文