Chịu phạt ít tiền để lời trăm, nghìn tỷ?

07:57 12/01/2022

Thị trường chứng khoán ngày 10/1 chịu một phiên đỏ lửa khi tâm lý nhà đầu tư “tháo chạy” trước sự cố nghẽn lệnh - được cho là do một “tay to” bán cổ phiếu. Thiệt hại đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể đo đếm, song lợi nhuận từ việc bán của “cá mập” là điều thấy rõ.

Chịu phạt để hưởng lợi?

Từ trước đến nay, việc bán “chui” cổ phiếu không đăng ký đã xảy ra nhiều trên thị trường chứng khoán, và UBCKNN cũng đã nhiều lần “xuống tay” xử phạt với các trường hợp "bán" này. Có thể điểm danh các “tay to” đã bị vào danh sách xử phạt như ông Phạm Hoành Sơn (Tập đoàn Hoành Sơn) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao su Sao Vàng (HoSE: SRC) đã thực hiện mua 6.886.150 cổ phiếu SRC từ 30/6 đến ngày 2/7/2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu.

Thời điểm đó, gần 6,9 triệu cổ phiếu SRC của Tập đoàn Hoành Sơn ước tính lãi khoảng 53 tỷ đồng. Số tiền mà UBCKNN xử phạt đối với Tập đoàn Hoành Sơn là 110 triệu đồng. Tương tự, cổ đông lớn nhất của Chứng khoán Hòa Bình (HNX: HBS) là ông Phạm Ngọc Quân đã mua 8.642.000 cổ phiếu HBS nhưng không thực hiện chào mua công khai theo quy định. Sau đó, ông Quân đã bán 642.000 cổ phiếu HBS, giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 8.000.010 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 24,24%). So sánh với lúc mua vào, lượng cổ phiếu HBS do ông Quân bán đã tăng hơn 119 tỷ đồng - gấp 7 lần. Tuy nhiên, mức phạt dành cho ông Quân cũng chỉ là 125 triệu đồng.

Và sự việc nóng hổi vừa xảy ra đây là trường hợp mua bán không báo cáo của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Theo đó, ngày 10/1, ông Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong tổng số 175 triệu cổ phiếu đã đăng ký bán - tương ứng tổng giá trị đăng ký bán 3.850 tỷ và lượng đã bán khoảng 1.650 tỷ đồng.

Nếu áp theo khung tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Với số lượng cổ phiếu FLC được giao dịch vừa qua, nhiều khả năng ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị phạt ở khung tối đa là 1,5 tỷ đồng. Con số này đem so với 1,6 nghìn tỷ lợi nhuận thu được thì quá bèo bọt.

Nhà đầu tư nhỏ thiệt hại

Theo quy định tại Luật Chứng khoán, khi các thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp muốn bán cổ phiếu phải đăng ký với UBCKNN, các sở giao dịch chứng khoán. Điều này xuất phát từ việc những người này nắm được thông tin của doanh nghiệp nên rất có thể dẫn tới hành vi bán để trục lợi. Vì tính chất nhạy cảm này, giao dịch cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp đại chúng bị hạn chế chứ không giống cổ phiếu do các cổ đông thông thường nắm giữ.

Theo nhận định của các chuyên gia, quy định phải đăng ký này nhằm bảo vệ các cổ đông, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đấy là chưa kể, các công ty cổ phần, công ty đại chúng số lượng chủ sở hữu rất lớn, sử dụng vốn đại chúng để kinh doanh nên công khai, minh bạch là nguyên tắc tối quan trọng.

Trên thực tế, việc không đăng ký mua bán của ông Quyết đã gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Dù không đo đếm được cụ thể, nhưng thời gian gần đây, FLC là một trong những cổ phiếu thu hút dòng tiền đầu cơ mạnh nhất thị trường với thanh khoản hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên. Thị giá FLC đã lên mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Trong phiên giao dịch 10/1, có thời điểm FLC đã tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu, nhưng kết phiên cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng.

Rõ ràng với tác động từ việc mua bán của ông Quyết, các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu FLC sẽ chịu thiệt hại từ việc cổ phiếu mất giá. Được biết, đây không phải lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết bị xử phạt vì bán chậm công bố thông tin cổ phiếu. Trước đó, vào 11/2017, UBCKNN cũng đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới các giao dịch cổ phiếu đối với ông Trịnh Văn Quyết vì đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian 20 - 24/10/2017.

Trước sự việc này, ngày 11/1, UBCKNN cho biết hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định. Còn từ phía ông Quyết cho biết, đã giao bộ phận thư ký gửi bộ phận Công bố thông tin của Tập đoàn FLC về thông báo bán 175 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 4/1, nhưng do “sơ suất” trong quá trình xử lý nên văn bản chưa được gửi tới các cơ quan chức năng như đúng thủ tục. Và vì “sơ suất”, phiên giao dịch sáng 11/1, thêm một lần, cổ phiếu FLC tiếp tục giảm sàn ngay từ đầu phiên với dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu, trong khi bên mua trắng xóa. Điều này cho thấy những thiệt hại của nhà đầu tư xem ra vẫn chưa dừng lại.

Hà An

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文