5 container chứa thảo dược nhập lậu vào cảng Đà Nẵng

15:35 15/07/2020
Chiều 15/7, ông Phạm Văn Thiềng, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung – Đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) cho biết: Tổng hàng hóa đóng trong 5 container sau khi khám xét gồm 1.824 bao tải dứa, thùng carton; tổng trọng lượng tang vật vi phạm lên tới 101.610,90 kg (gần 102 tấn).

Đại diện cơ quan chuyên môn xác định có tới 161 mặt hàng thảo dược là nguyên liệu dùng làm thuốc đông y như: chu sa, đỗ trọng, bồ công anh, cam thảo loại nhỏ, bạch truật, đương quy, mộc hương, viễn chi, trắc bách diệp, đinh hương, đại hoàng, đan sâm, bạch dược cù, kỷ tử, hoàng kỳ… 

Đặc biệt, trong cả 5 container không có mặt hàng nào là  táo ta, quả mơ, hạt điều, củ cải, cà rốt như khai báo của doanh nghiệp”. Với kết quả trên, trước tiên có thể thấy doanh nghiệp có hành vi vi phạm là nhập khẩu hàng hóa không khai báo hải quan…

Tổng hàng hóa đóng trong 5 container sau khi khám xét gồm 1.824 bao tải dứa, thùng carton; tổng trọng lượng tang vật vi phạm lên tới 101.610,90 kg (gần 102 tấn).

5  container nhập lậu vào cảng Đà Nẵng chứa hơn 160 loại nguyên liệu thảo dược từ Trung Quốc làm thuốc đông y.

Như Báo CAND đã thông tin, ngày 14/6/2020, Công ty TNHH Thương mại XNK N.S (địa chỉ tại tỉnh Hải Dương) mở tờ khai nhập khẩu lô hàng (gồm 5 container) tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng. 

Theo khai báo, hàng hóa gồm: “táo ta, quả mơ, hạt điều, củ cải, cà rốt” sấy khô chưa qua chế biến, dùng làm thực phẩm để đun nước uống, ăn chưa qua tẩm ướt, hàng mới 100%, không nằm trong CITES. 

Lô hàng được vận chuyển trên tàu INSPIR, chuyến 20003S từ cảng HangPu (Trung Quốc) đến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 14/6/2020. Tuy nhiên, qua công tác phân tích thông tin nghiệp vụ từ trước khi hàng cập cảng, kết hợp với thông tin cơ sở, cơ quan Hải quan xác định hàng hóa chứa 5 container trên thực chất là nguyên liệu làm thuốc đông y.

Nhận định đây là thủ đoạn khai báo gian dối của doanh nghiệp nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, Đội 2 đã báo cáo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu đề xuất phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng xác minh thông tin và tiến hành kiểm tra đối chiếu hàng hóa thực nhập với khai báo để làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Thực tế kiểm tra đã phát hiện nhiều mặt hàng thảo dược như đề cập ở trên.

Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, vụ việc vừa được phát hiện, bắt giữ tại cảng Đà Nẵng là trường hợp điển hình thể hiện sự chủ động, quyết liệt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng dược liệu và những nhóm hàng có nguy cơ rủi ro cao. Thông qua Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu năm 2020 và nhiều kế hoạch chuyên đề, định hướng xuyên suốt được lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ rõ là tập trung kiểm soát các mặt hàng trọng điểm, đặc biệt là những mặt hàng được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải kiểm soát chặt chẽ, kịp thời.

Theo Tổng cục Hải quan: Dược liệu là nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh, là mặt hàng nhạy cảm. Nếu nguyên liệu không bảo đảm tiêu chuẩn nhập khẩu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Tổng cục Hải quan cũng cho biết: Dược liệu là nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc chữa bệnh, là mặt hàng nhạy cảm. Nếu nguyên liệu không bảo đảm tiêu chuẩn nhập khẩu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, tác động tiêu cực trước mắt, có nguy cơ di truyền. Luật Dược và các văn bản hướng dẫn quy định việc nhập khẩu, sản xuất kinh doanh dược liệu phải đăng ký với cơ quan chức năng. Khi được cấp phép đủ điều kiện mới được hoạt động. 

Tất cả các loại dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều phải được kiểm tra gắt gao, nếu đủ tiêu chuẩn mới được nhập. Qua sự việc trên cho thấy, doanh nghiệp đã cố tình ngụy trang trong khai báo nhằm qua mặt cơ quan chức năng để thông quan trót lọt đối với dược liệu.

Hoài Thu

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文