Bưu điện Bắc Giang hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng chục tấn vải, dứa, na mỗi ngày

13:58 22/05/2021
Để hỗ trợ tiêu thụ hàng chục nghìn tấn nông sản tại Bắc Giang do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang đẩy mạnh đồng thời nhiều giải pháp như kết nối thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng kênh phân phối, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa tại các huyện trên địa bàn tỉnh.


Những ngày qua, Bưu điện tỉnh Bắc Giang hiện đã phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân tỉnh Bắc Giang, UBND các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình để nắm bắt nhu cầu tiêu thụ từng mặt hàng nhằm bố trí phương án hỗ trợ cụ thể với hiệu quả cao nhất.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó giám đốc Bưu điện tỉnh Bắc Giang hiện nay việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa của tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là vận chuyển nông sản từ tỉnh sang các địa phương khác và ngược lại. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân, nhất là bà con nông dân.  

Nhân viên Bưu điện hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên Sàn TMĐT Postmart

Với vai trò là doanh nghiệp bưu chính công ích duy nhất trên địa bàn, nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, Bưu điện tỉnh đã đề xuất với các cơ quan chức năng tại tỉnh, đặc biệt là Hội nông dân tỉnh để tham gia hỗ trợ trực tiếp nông dân tiêu thụ nông sản qua các kênh truyền thống (trực tiếp thu gom, mua hàng); đưa các mặt hàng nông sản lên sàn TMĐT Postmart; hỗ trợ vận chuyển nông sản, hàng hóa thiết yếu từ Bắc Giang đi các tỉnh, thành phố và ngược lại.

Đối với việc vận chuyển hàng hóa , nông sản đi các tỉnh, thành, mỗi ngày Bưu điện tỉnh sẽ bố trí các loại xe tải 3,5 tấn, 5 tấn và 8 tấn để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nhanh chóng đưa hàng đến địa chỉ mua hàng. Thời gian vận chuyển hàng đối với các địa phương lân cận tỉnh Bắc Giang chỉ trong vòng 2-4 tiếng.

“Ngoài vận chuyển, anh em lái xe và nhân viên Bưu điện còn tham gia hỗ trợ đóng gói, bốc xếp hàng hóa lên xuống xe nhằm đẩy nhanh tiến độ giao hàng, thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho bà con. Toàn bộ nhân viên Bưu điện khi tham gia hỗ trợ tiêu thụ, vận chuyển nông sản, hàng hóa đều tuân thủ nghiêm ngặt và đảm bảo tuyệt đối công tác phòng chống dịch COVID-19”, Bà Nguyễn Thị Giang chia sẻ thêm.

Đặc biệt, đối với việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm lên sàn TMĐT, Bưu điện tỉnh đã tăng cường bố trí nhân viên Bưu điện đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn.  Qua đó vừa hình thành thói quen bán hàng mới vừa tạo thêm một kênh phân phối hàng hóa bền vững của doanh nghiệp và hộ gia đình.

Bưu điện Bắc Giang cho biết hiện trên địa bàn các doanh nghiệp và hộ gia đình cũng rất hào hứng với kênh bán hàng mới. Mỗi ngày có tới hàng chục gian hàng của các nhà cung cấp được thành lập trên sàn Postmart. Khi người dân có nhu cầu mua hàng trên sàn Postmart, Bưu điện sẽ tới nhà cung cấp thu gom và vận chuyển hàng nhanh nhất và an toàn nhất tới tay người nhận với mục tiêu cao nhất là hàng hóa phải đảm bảo tươi ngon như khi nhà cung cấp bán.

Trung bình mỗi ngày qua, sàn Postmart đã tiêu thụ được hàng trăm kg vải thiều, na, dưa các loại. Người mua chủ yếu từ các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng… Hoa quả khi chuyển đến tay người nhận đều đảm bảo chất lượng cả về gói bọc và chất lượng hàng hóa bên trong.

Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, những ngày qua  phát huy vai trò dẫn dắt cộng đồng của doanh nghiệp bưu chính Quốc gia toàn mạng lưới Bưu điện đã nhanh chóng vào cuộc, huy động tối đa cơ sở vật chất và nhân lực để kết nối, vận chuyển, hỗ trợ người dân tại các vùng xảy ra dịch hoặc đang xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản tiêu thụ hàng hóa, từ việc vận chuyển đến đưa hàng lên bán tại sàn thương mại điện tử. Điển hình như Bưu điện tỉnh Hải Dương tập trung tiêu thụ hàng trăm kg vải Thanh Hà mỗi ngày khi vào vụ; Bưu điện tỉnh Bắc Giang vận chuyển hàng chục tấn dứa lên Hà Nội, Thái Nguyên; Sóc Trăng hỗ trợ các hộ gia đình tiêu thụ hành tím và đưa lên sàn Postmart; Quảng Bình tập trung tiêu thụ dưa hấu….

“Đây là hành động thiết thực của Bưu điện Việt Nam để chung tay cùng các nỗ lực của Chính phủ và toàn dân trong công tác phòng chống dịch, đồng thời góp phần vào việc tiêu thụ nông sản, đảm bảo đời sống của người dân”, ông Cường chia sẻ.

An An

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文